Phát hiện bãi cọc gỗ trận Bạch Đằng chống quân Nguyên Mông năm 1288

0 176

Vừa qua, nhân dân vừa phát hiện bãi cọc gỗ trận Bạch Đằng chống quân Nguyên Mông năm 1288 thuộc triều đại nhà Trần tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, Hải Phòng

Trước đó, trong quá trình đào ao, nhân dân thôn 11, xã Lại Xuân đã phát hiện ra nhiều cọc cỗ tại khu vực đầm Thượng, vốn là cồn đất nằm chính giữa ngã ba sông Kinh Thầy, Đá Vách và sông Đá Bạc. Nơi đây cũng là nơi tiếp giáp 3 tỉnh thành: Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương. Chính quyền Hải Phòng đã đề nghị cấp phép để khai quật khu vực này

Trước đó, từ ngày 27/11/2019 đến ngày 19/12/2019, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao, Bảo tàng Hải Phòng tiến hành khai quật 3 hố rộng 950 m2 và phát hiện 27 chiếc cọc tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê. Những chiếc cọc này bị gãy phần đầu, gỗ màu đỏ sẫm, rắn chắc. Trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo. Cọc phân bố không thẳng hàng. Sau khi giám định niên đại, các kết quả cho thấy những cọc gỗ này có niên đại vào khoảng thế kỷ 13. Đây cũng là quân dân nhà Trần đã có những trận đánh ác liệt trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông và đỉnh điểm là nhân dân đã dựng bãi cọc gỗ trận Bạch Đằng chống quân Nguyên Mông năm 1288

Việc Hải Phòng phát hiện những bãi cọc được cho rằng thuộc trận Bạch Đằng đã khiến nhiều nhà lịch sử và khoa học rất quan tâm. Giáo Sư Phạm Hồng Tung – viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, vị trí phát hiện bãi cọc rất phù hợp với sử sách đã ghi chép cũng như những nghiên cứu, khảo sát của giới khoa học trước đây. Tuy nhiên, vẫn cần quá sớm để có thể khẳng định chắc chắn những phát hiện đó có thuộc bãi cọc gỗ trận Bạch Đằng chống quân Nguyên Mông năm 1288 hay không nên cần thêm nhiều khai quật, giám định, …. Dù vậy, việc phát hiện cũng đã mang lại nhiều ý nghĩa lịch sử cực lớn trong việc dân tộc ta dựng nước và giữ nước

Leave A Reply

Your email address will not be published.