
Biệt Động Sài Gòn đánh bom Nhà Hàng Nổi Mỹ Cảnh năm 1965 – My Canh floating restaurant bombing
Năm 1965, biệt động Sài Gòn đánh bom nhà hàng nổi Mỹ Cảnh. Đây là thực chất là tàu Mỹ Cảnh thường đậu ở Bến Bạch Đằng, bến tàu này là nơi thoáng mát, cảnh đẹp nên nhiều người đến đây vui chơi, chụp ảnh, ăn uống, … với nhau – My Canh floating restaurant bombing
Tàu Mỹ Cảnh hay nhà hàng nổi Mỹ Cảnh là một chiếc tàu dài 75m, rộng 25m, được cải biến để có thể chứa được 250 thực khách. Tàu thường xuyên đậu ở bến Bạch Đằng nơi có cảnh đẹp, mát mẻ và thơ mộng. Hàng đêm còn có ca nhạc nên thường xuyên được nhiều người chọn làm nơi họp mặt bạn bè, đãi khách, tụ họp ăn uống gia đình với nhau, … Tàu được thiết kế chỉ có 1 cầu tàu dẫn từ tàu lên bờ sông. Ven bờ sông, cũng có rất nhiều người hay tập họp mua bán, chụp ảnh, hay ngắm cảnh, tản bộ, …
Tối ngày thứ 7 ngày 26 tháng 3 năm 1965, khoảng 20h:15, nhóm biệt động 67 bao gồm : Huỳnh Phi Long, Lê Văn Rãy, Tám Sâm, Kiều Nương và Nguyễn Thị Hoài đã sắp đặt kế hoạch đánh bom tàu Mỹ Cảnh. Theo đó, biệt động Sài Gòn là Lê Văn Rãy đã dùng một quả mìn định hướng DH10 mà tên theo quân đội Mỹ là mìn Claymore để đánh bom tàu Mỹ Cảnh. Đặc công Lê Văn Rãy đã đặt quả mìn trên chiếc xe đạp hướng về phía tàu Mỹ Cảnh, cùng lúc đó, đặc công Huỳnh Phi Long (bí danh Huỳnh Anh Dũng) cũng đặt một quả mìn Calymore khác trên bờ và hướng về cầu tàu. Theo tính toán của đặc công Sài Gòn, quả mìn thứ nhất sau khi phát nổ sẽ khiến những người sống sót chạy thoát thâ ra hướng cầu tàu để lên bờ. Khi đó, quả mìn thứ 2 sẽ phát nổ sẽ quét sạch những người còn sống sót đang trên cầu tàu
Trận đánh bom tàu Mỹ Cảnh – My Canh floating restaurant bombing đã diễn ra đúng theo tính toán. Số người thiệt mạng trong trận đánh tàu nổi Mỹ Cảnh theo một số tài liệu có chênh lệch nhau chút ít. 1 số tài liệu cho biết, trận đánh bom nhà hàng nổi Mỹ Cảnh giết chết 31 người, trong đó có 9 người Mỹ. Hàng chục người khác bị thương, trong đó có 11 người Mỹ


Mìn DH10 vốn là mìn chống bộ binh Claymore của quân đội Mỹ. Quân Giải Phóng khi thu được những quả tìn này đã đặt tên là mìn DH10 vốn viết tắt của chữ mìn định hướng. Trong mỗi quả mìn, chứa đến 680gr chất nổ mạnh C4 và chứa hàng nghìn viên bi thép nhỏ. Nếu so sánh với lựu đạn MK II của Mỹ khi đó, chứa 52Gr thuốc nổ thì mìn DH10 tương đương 13 quả lựu đạn. Khi mìn nổ, lực nổ hướng về phía đã định và toàn bộ bi thép đều phóng về hướng đó. Theo thống kê của giới quân sự, với cơ thể con người bình thường, trong tầm 50m, diện tích trên cơ thể người bị trúng bi đạn lên đến hơn 30% diện tích cơ thể do đó gần như không có cơ hội sống sót. Do sức sát thương về nhân mạng rất lớn nên được gọi là mìn định hướng chống bộ binh
Sau trận biệt động Sài Gòn đánh bom Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, đặc công Huỳnh Phi Long được cấp trên tặng thưởng huân chương Chiến công hạng nhất, các đồng chí Lê Văn Rãy, Tám Sâm, Kiều Nương và Nguyễn Thị Hoài đều được tặng huân chương Chiến công hạng 3. Riêng tập thể đội biệt động 67 được tặng thưởng huân chương Quân công hạng 3

