Trận Bến Hét năm 1969 – trận đối đầu xe tăng đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam

0 884

Trận Bến Hét năm 1969Battle of Ben Het 1969 được xem là  trận đối đầu xe tăng đầu tiên giữa Mỹ và quân Giải Phóng trong chiến tranh Việt Nam

Trận Bến Hét – Battle of Ben Het chủ yếu được sách sử đề cập đến như là trận đánh hiếm hoi giữa xe tăng của quân đội Nhân dân Việt Nam và xe tăng của lực lượng đặc biệt Mỹ diễn ra ở vùng núi Cao Nguyên miền Trung

Căn cứ Bến Hét hay còn gọi là Ben Het là trại của lực lượng đặc biệt Ben Het – Ben Het Special Camp được lực lượng đặc biệt Mỹ thành lập nằm ở Tây Bắc Kontum cách Ngã 3 biên giới khoảng 13Km, cách Đắk Tô 13Km hướng Tây Bắc, nhiệm vụ của trại là tổ chức tuần tra trinh sát nhằm kiểm soát và ngăn chận sự xâm nhập của quân Giải Phóng Việt Nam từ miền Bắc vào miền Nam dọc theo con đường mòn Hồ Chí Minh. Do nằm sát đường mòn Hồ Chí Minh nên còn được gọi là tiền đồn Ben Hét

Trại đặc biệt Ben Het được thành lập vào đầu những năm 1960, nhóm A-244 của biệt đội 5 thuộc lực lượng Đặc Biệt – 5th Special Force đã đến đây và thành lập trại ở đây để kiểm soát đường Trường Sơn. Khởi đầu, trại chỉ gồm 1 nhóm lực lượng Đặc Biệt Mỹ và Việt cùng 1 lực lượng dân sự chiến đấu – CIDG người Thượng. Những năm tiếp theo, do đường mòn Hồ Chí Minh ngày càng mang tính sống còn trong việc vận chuyển lương thực, vũ khí cho chiến trường miền Nam, quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đã tăng cường rất mạnh cho căn cứ Ben Het và tăng cường cả xe tăng đến đây nhằm hỗ trợ và bảo vệ che chắn con đường Quốc lộ 14 từ Pleiku đến Kontum

Vào cuối tháng 2, quân Giải Phóng đã tập trung quân và gia tăng áp lực lên căn cứ đặc biệt Bến Hét, lực lượng phòng thủ trại đã cho đặt mìn chống tăng và chống bộ binh trên các đường mòn quanh trại.  Lực lượng phòng thủ bao gồm 12 binh sĩ đặc biệt Mỹ do thiếu úy Michael D. Linnane chỉ huy và 200 binh sĩ thuộc lực lượng Dân Sự Chiến Đấu – CIDG người Thượng cùng các gia đình của họ trong trại. Ngoài ra còn có vài chiếc xe tăng M-48 Patton thuộc đại đội B, tiểu đoàn 1 trung đoàn 69 thiết giáp dưới quyển của đại úy John Stovall đến tăng cường phòng ngự.

Sau khi đến trại Bến hét vào ngày 25 tháng 2, đại úy Stovall đã cho trung đội 1 với 4 chiến M-48 án ngữ phía Tây của trại để giám sát khu vực thung lũng có đường tỉnh lộ 52 chạy xuyên qua đi đến biên giới Việt Lào. Khoảng 10:00 đêm ngày 2 tháng 3, trung sĩ Hugh Havermale của trung đội 1 báo cáo nghe tiếng xe cơ giới của quân Giải Phóng. Quân Mỹ cố gắng dùng ống nhòm quan sát ban đêm nhưng không phát hiện được gì. Sáng hôm sau, các toán trinh sát được tung ra nhưng cũng không thu được gì nhiều ngoại trừ xác thực có dấu vết xe thiết giáp quân Giải Phóng và toàn trại được lệnh báo động cao độ

Trận Bến Hét diễn ra vào đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4 tháng 3 năm 1969 khi trung đoàn 66 quân đội Giải Phóng Việt Nam được sự hỗ trợ của tiểu đoàn 4, trung đoàn 202 thiết giáp đã tấn công trại. Khoảng 21:00, quân Giải Phóng bắt đầu pháo kích và cho xe tăng tấn công. Đại úy Stovall dùng ống nhòm hỗ trợ đêm quan sát chung quanh. Bất thình lình hai chiếc xe tăng của quân Giải Phóng đã cán trúng mìn cách trại khoảng 800m và bốc cháy, ánh lửa làm soi rõ quân Giải Phóng đang gồm 3 chiếc xe tăng và 1 xe chở quân. Lực lượng phòng thủ gọi máy bay đến yểm trợ. Đại úy Stovall leo lên 1 chiếc xe tăng M-48, bất thình lình, 1 quả đạn pháo nổ gần anh, hất anh và xe trưởng của chiếc xe tăng  văng ra phía sau gần 3m. Cả hai đều bị thương nặng. Quả đạn pháo nổ giết chết người nạp đạn và lái xe của chiếc xe tăng đ. Hai bên đấu pháo ác liệt nhưng quân Giải Phóng bắt đầu rút lui. Một chiếc PT-76 lại bị một chiếc M48 dùng đạn HE bắn hạ. Thiếu úy  Ed Nickels – chỉ huy của trung đội 2 đến thay thế Stovall nắm quyền chỉ huy.  Trận Ben Het kết thúc trong đêm khi quân Giải Phóng rút lui để lại xác của 2 chiếc PT-76 và 1 chiếc xe bọc thép chở quân BTR-50. Máy bay gunship AC-47 “Spooky” truy kích theo quân giải Phóng. Trung đoàn 66 sau đó được tăng cường thêm trung đoàn 28 và tiếp tục bao vây và liên tục tấn công tiền đồn Bến Hét từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1969

Trong trận Ben Het, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng phía quân Giải Phóng đã bị bất ngờ với sự có mặt của lực lượng xe tăng Mỹ ở đây. Có lẽ, quân Giải Phóng định áp dụng lại cách thức sử dụng xe tăng để tấn công các trại lực lượng Đặc Biệt như trận đánh Làng Vei trong chiến dịch Khe Sanh năm 1968. Trong trận đó, quân Giải Phóng đã thắng trận do quân trú phòng hoàn toàn bất ngờ trước sự xuất hiện của xe tăng quân Giải Phóng

Sau năm 1972, Mỹ rút quân và giao việc phòng thủ cho lực lượng đặc biệt biên phòng 85 Việt Nam Cộng Hòa. Từ năm 1972, áp lực của quân Giải Phóng Việt Nam đè nặng lên khu vực này khi miền Bắc liên tục chi viện cho miền Nam ngày càng mạnh, tiền đồn Ben Het trở thành mối nguy hiểm cao độ khi nằm gần sát vùng viên giới Việt Nam – Lào – Campuchia và cũng sát đường mòn Hồ Chí Minh. 

Năm 1972 đã diễn ra trận đánh Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 , quân Giải Phóng nhanh chóng đánh bại sư đoàn 22, chiếm được Đắk Tô, Tân Cảnh . Các căn cứ phòng thủ dọc biên giới còn được gọi các căn cứ hỏa tiễn do thường xuyên bị quân Giải Phóng tấn công bằng tên lửa 122 ly như Charlie, Delta, … đều lần lượt bị quân giải Phóng Việt Nam đánh chiếm. Chỉ còn duy nhất Ben Het còn tồn tại trong suốt thời gian này cho đến khi quân Giải Phóng chấm dứt chiến dịch

Leave A Reply

Your email address will not be published.