Trân đánh biên giới Việt Trung 1979 và sai lầm chiến thuật của Trung Quốc – P2

0 694

Trong trận đánh biên giới Việt Trung 1979, Bắc Kinh đã thừa nhận sai lầm chiến thuật trong cuộc chiến Việt Nam Trung Quốc và cả sai lầm trong việc thu thập tin tức tình báo, đánh giá quá thấp sức mạnh đối phương, …

Ban đầu ở mặt trận Cao Bằng, quân đội Trung Quốc tập trung lực lượng với sự tin tưởng rằng ở tỉ lệ 8:1, Trung Quốc sẽ dễ dàng đánh bại quân trú phòng Việt Nam ở đây, nhưng sau đó, họ bất ngờ rằng với chỉ với lực lượng dân quân Việt nam đã là 45.000 người chưa kể lực lượng chính quy, cán cân đã chỉ còn 2:1

Quân đội Trung Quốc yếu kém, lạc hậu

Ngoài yếu kém về chiến thuật, tình báo, quân đội Trung Quốc yếu kém từ đầu trong công tác hậu cần. Chỉ mới giao tranh cách biên giới 4-5km, việc tiếp tế cho quân đội đã không đầy đủ và thậm chí chuẩn bị quá kém cõi cả về quân trang và nhu yếu phẩm cho binh sĩ. 

Ngay từ đầu, các tướng lĩnh Trung Quốc đã cảm thấy sự thiếu thốn trong chiến trận và tình trạng khốc liệt nếu kéo dài khi “quân đội Trung Quốc phải đi một đôi giày và mặc một bộ đồ trong suốt 10 ngày”. Tình trạng thiếu lương thực, nước uống cũng thiếu thốn một cách gay gắt nên chỉ mới 1 tuần giao trang, nhiều đơn vị Trung Quốc đã bắt đầu than oán. Điển hình là đơn vị 53514, Quân đoàn 55 Trung Quốc tham gia trận đánh ở điểm cao chiến lược gần Lạng Sơn báo cáo cho biết: “Đơn vị cấp cao không gửi thức ăn trong nhiều ngày và binh lính đã không được ăn trong 2 ngày qua”. Đơn vị 53515 cũng báo cáo về tình trang thiếu hụt lương thực và thức uống tương tự.

Trong trận đánh biên giới Việt Trung 1979, quân đội Trung Quốc còn thiếu thốn, lạc hậu cả về vũ khí. Trong các cuộc tấn công vào cứ điểm của quân Việt Nam, nếu Trung Quốc có hỏa lực mạnh hơn, đã có thể giúp ích rất nhiều. Thực tế, chỉ phòng thủ bằng chiến hào, súng máy, súng cá nhân và bom mình, quân đội Trung Quốc đã bị tổn thất nặng nề. Bản báo cáo chiến trận của Trung Quốc cho thấy :

“Chỉ trong 3 ngày tham chiến, Trung Quốc tổn thất hàng nghìn binh sĩ do súng máy từ các chiến hào và bom mình do quân đội Việt Nam gài đặt”

Một tướng lĩnh Trung Quốc than thở :

“Chúng ta định lợi dụng sức mạnh hỏa lực để đánh bại họ. Nhưng ngay cả hỏa lực Mỹ cũng không thể thể thắng trong khi chúng ta thua Mỹ quá xa”

Chiến trường biên giới Việt Trung chủ yếu khu vực rừng núi, cao điểm, các máy bay chiến đấu và ném bom Trung Quốc không thể yểm trợ hiệu quả trong khi Trung Quốc lại không có lực lượng trực thăng để yểm trợ bộ binh ở tầm gần hay tải thương nên thương vong bộ binh Trung Quốc là cực kỳ cao

Một nhà phân tích cho biết :

“Hỏa lực nhiều và mạnh nhất của Trung Quốc khi đó là lực lượng pháo binh và các dàn rocket bắn thẳng. Nhưng đa số đều là pháo hạng nặng và là pháo có xe kéo. Địa hình đồi núi khiến không thể đặt pháo ở tầm bắn hiệu quả. Thích hợp nhất là các khẩu pháo cối hoặc pháo hạng nhẹ có thể mang vác bằng sức người nhưng Trung Quốc lại quá ít ỏi. Do đó, gần như binh sĩ Trung Quốc chỉ còn dựa vào súng máy hoặc súng cá nhân là chính nên không đủ hỏa lực để kềm chế đối phương từ chiến hào bắn ra”

Yếu kém đáng kể nữa của Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam Trung Quốc, đó là kinh nghiệm chiến đấu của binh sĩ. Trong khi đa số các đơn vị quân đội và tướng lĩnh Việt Nam vừa trải qua cuộc chiến dai dẳng chống Pháp sau đó là chống Mỹ vào năm 1975 thì đến năm 1978, họ tiếp tục được trui rèn qua cuộc chiến biên giới Tây Nam với Campuchia. Quân đội Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm, tham gia nhiều trận đánh và am hiểu nhiều chiến thuật khác nhau trên chiến trường thực tiễn. Trong khi đó,  thì trong suốt hàng chục năm qua, quân đội Trung Quốc không hề tham gia thực chiến trận nào. Lần gần nhất mà Trung Quốc tham chiến là với lực lượng Mỹ và đồng minh ở chiến tranh Triều Tiên nhưng đó là giai đoạn 1950-1853 các đó đã là hơn 25 năm. Việc thiếu thốn và có thể nói là gần như không có kinh nghiệm chiến trận khiến quân đội Trung Quốc gần như không có chiến thuật nào, cách thức nào, … để giải quyết vấn đề trên chiến trường. Binh sĩ không kinh nghiệm, không được đào tạo kỹ lưỡng, tướng lĩnh, sĩ quan không được cập nhật kiến thức, chiến thuật mới, … dẫn đến thất bại là điều dễ hiểu

Thiếu tướng Lê Mã Lương của quân đội Việt Nam :

“Trung Quốc hay sử dụng “chiến dịch biển người” nhưng chưa bao giờ người lính chúng tôi lo lắng, sợ hãi. Khi bước vào chiến đấu thực tế với quân Trung Quốc, bản thân tôi mới thấy được nhiều điều bất ngờ. Bất ngờ bởi đến năm 1979, trang bị cho quân đội Trung Quốc lại yếu kém, ô hợp, lạc hậu như thế. Mỗi người lính chỉ được trang bị một khẩu súng trường mà trong đó nhiều khẩu là loại từng xuất hiện trong chiến tranh thế giới thứ 2″

Tác giả Nayan Chanda kết luận :

“Quân đội Trung Quốc khi đó thực tế không đủ khả năng và trình độ để thực hiện một cuộc chiến tranh hiện đại. Những tổn thất nặng nề mà họ phải hứng chịu trong cuộc chiến cũng như sự thất bại về vũ khí và con người kèm theo sai lầm về chiến thuật là lời cảnh báo về sự lạc hậu của Quân đội Trung Quốc”

Xem lại : Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979sai lầm chiến thuật của Trung Quốc

Leave A Reply

Your email address will not be published.