Nữ hoàng phản chiến Hanoi Jane Fonda vẫn bị khơi lại chuyện cũ

0 1,288

Diễn viên Hollywood Jane Fonda nổi tiếng với biệt danh Nữ hoàng phản chiến Hanoi Jane Fonda do liên tục tham gia phong trào phản chiến và đỉnh điểm là bà chụp hình chung với quân Giải Phóng bên dàn pháo cao xạ ở Hà Nội năm 1972

Nữ hoàng phản chiến Jane Fonda sinh năm 1937 và là diễn viên nữ nổi tiếng của Hollywood. Bà là một trong những người nổi tiếng đã hăng hái tham gia phong trào phản chiến ở Mỹ từ những năm 1967. Bà thường xuyên tham gia biểu tình, tham gia và tổ chức các buổi họp báo, công khai lên tiếng ủng hộ Hà Nội, đả kích và phê phán chế độ Sài Gòn của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam. Bà còn lên án các cuộc ném bom của Mỹ và sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam cho rằng đó là tội ác kinh tởm. Đỉnh điểm là vào năm 1972, diễn viên Jane Fonda nhờ sự hỗ trợ của một số quốc gia và đến được Hà Nội. Tại đây, bà đã tham quan 1 tổ pháo cao xạ. Sau đó, bà còn cao hứng đội nón cối, ngồi lên mâm pháo và biểu lộ gương mặt với thái độ đùa nghịch , … do đó bà bị gán tên là “Hanoi Jane”

Nữ hoàng phản chiến Jane Fonda đến thăm và ngồi trên mâm pháo cao xạ ở Hà Nội năm 1972 nên có biệt danh Hanoi Jane Fonda trong chiến tranh Việt Nam - Hollywood actress Jane Fonda visited to Hanoi in 1972, sat on anti-aircraft artillery seat so she was named Hanoi Jane in Vietnam war
Nữ hoàng phản chiến Jane Fonda đến thăm và ngồi trên mâm pháo cao xạ ở Hà Nội năm 1972 nên có biệt danh Hanoi Jane Fonda trong chiến tranh Việt Nam – Hollywood actress Jane Fonda visited to Hanoi in 1972, sat on anti-aircraft artillery seat so she was named Hanoi Jane in Vietnam war

Sau chuyến viếng thăm Hà Nội trở về, nữ diễn viên Jane Fonda còn mạnh mẽ hơn trong việc ủng hộ Hà Nội, chống chính phủ Nguyễn Văn Thiệu và chống cả nước Mỹ và chống cả các cựu binh Hoa Kỳ. Trong một cuộc họp báo ở một trường Đại Học, diễn viên Jane Fonda cũng nhắc sinh viên Mỹ rằng hãy nhớ là các phi công Hoa Kỳ ném bom Bắc Việt Nam “không phải là vô tội”.

Tuy nhiên, mọi việc chỉ đi quá đà khi tại cuộc trả lời báo chí được tổ chức trước tòa nhà Nursing building với khoảng 300 người tham dự. Hanoi Jane Fonda công khai bày tỏ ý kiến về về tù binh Mỹ bị Hà Nội bắt được và cầm giữ:

“Ai đạo diễn cả một làn sóng trả lời báo chí này ?. Chúng ta cần bao lâu nữa để biết rằng trên thực tế chỉ có một nhúm tù binh, dưới 20 người từ con số trên 500, là trở về và gây ra cho chúng ta cảm tưởng rằng phía Bắc Việt Nam có chính sách tra tấn tù binh Mỹ một cách có hệ thống.”

“Đa số những tay kể lại chuyện việc các tù binh Mỹ bị tra tấn là những gã đàn ông già, bọn diều dâu, cơ hội chủ nghĩa hói đầu, là sĩ quan,”

Hanoi Jane còn đả kịch và cho rằng các cựu tù binh Mỹ đã nói dối vì nếu không kể chuyện bịa rằng họ bị Hà Nội tra tấn thì có thể bị đưa ra tòa án binh ở Mỹ. Hanoi Jane tiếp tục nói :

“Không phải tù binh, mà chính chúng ta bị tẩy não. Những phi công này không bị bắt cóc khỏi sân golf ở Fort Ord, khỏi Fort Bragg mà họ thực hiện phi vụ đều đặn như thể là chuyển thư tín. Chúng ta đừng nên quên những người này không phải anh hùng.”.

Sau ngày Mỹ rút khỏi Việt Nam và người Mỹ muốn lãng quên cuộc chiến này, các cựu binh Mỹ cảm giác bị phản bội và lúc này Jane Fonda bị các cựu chiến binh Mỹ lên án đặc biệt là những cựu phi công Mỹ. Họ cho rằng, hình ảnh Hanoi Jane ngồi bên mâm pháo cao xạ là biểu tượng của việc Jane Fonda tiếp tay cho phòng không Bắc Việt bắn máy bay Mỹ và giết các phi công Mỹ.

Sau này, Jane Fonda hối hận và thù nhận rằng đó là sai lầm khủng khiếp – “my terrible mistake” . Trong cuốn hồi ký ra năm 2005 “My Life So Far”, Jane Fonda cố gắng giải thích rằng bà không được biết Hà Nội đã sử dụng hình tưởng của bà như thế nào:

“Một người nào đó dẫn tôi đến bệ pháo cao xạ, tôi ngồi xuống, vẫn cười, vẫn vỗ tay. Lúc đó, theo phản xạ, tôi ngồi xuống và thậm chí còn không nghĩ tôi ngồi ở đâu”

Thậm chí đến trong một sự kiện nghệ thuật ở Frederick, Maryland vào tháng 1/2015, khi đang trả lời một cuộc phỏng vấn, vẫn có một nhóm người biểu tình chống bà bên ngoài . Họ giương bức ảnh “Jane Fonda bên mâm pháo ở Hà Nội” cùng dòng chữ “Tha thứ? Có thể. Nhưng quên đi? Không bao giờ!” (Forgive? Maybe. Forget? Never). Jane Fonda nói:

“Tôi thấy đau đớn và điều này sẽ theo tôi tới khi xuống mồ rằng tôi đã phạm sai lầm, rất nhiều sai lầm khiến nhiều người nghĩ tôi chống lại các quân nhân Mỹ.”

Theo văn hóa Mỹ, người dân có thể biểu tỏ thái độ chống chính phủ, nhưng không thể biểu lộ việc chống lại các quân nhân vì mọi người đều cho rằng các quân nhân là có công lao với dân chúng Mỹ , có công với tổ quốc. Do đó chống lại họ, xúc phạm họ là điều cực kỳ sai trái về đạo lý.

Năm 2018, khi Jane Fonda bày tỏ không ủng hộ tổng thống Donald Trump, bà đã phát biểu : “Tôi rất khó thở trong bầu không khí ở nước Mỹ của tổng thống Donald Trump” thì lập tức các tờ biếm họa đã liên tiếp ra sau đó : “Vâng, bà có thể lập tức đi đến Việt Nam”

Thậm chí năm 2018, tại Los Angeles nơi có doanh trại Camp Pendleton với 200.000 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và nhiều cựu binh Mỹ sinh sống, nhiều cựu chiến binh Mỹ đã biểu tình yêu cầu Đảng Dân Chủ trả lại số tiền 100.000 usd mà Hanoi Jane đã giúp đỡ trong việc quyên tiền bầu cử. 

Cựu binh Darrell Issa đã hét to :

“Đảng Dân Chủ, các ông phải cảm thấy xấu hổ khi nhận tiền từ Hanoi Jane”

Cựu sĩ quan Hải Quân là Chuck Rabel đã nói :

“Hanoi Jane là kẻ phản bội trong suốt chiến tranh Việt Nam. Bà ấy phát biểu trực tiếp từ Hà Nội về tội ác chiến tranh. Bà ấy muốn bạn tin vào điều đó. Tôi đã gia nhập quân ngũ từ năm 1970 và chúng tôi xem bà đó là kẻ phản bội. Không ai có thể thay đổi điều đó “

Leave A Reply

Your email address will not be published.