Hải chiến Gạc Ma hay trận chiến Trường Sa 1988

0 453

Trận hải chiến Gạc Ma 1988 hay còn gọi là trận chiến Trường Sa 1988 diễn ra khi Hải Quân Trung Quốc tấn công nhằm đánh chiếm trái phép quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam trên vùng biển Đông

Thời điểm trước năm 1975, quần đảo Trường Sa chịu sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Vào năm 1956, Đài Loan điều tàu đến và chiếm đóng đảo Ba Bình, đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Cho đến ngày nay, Đài Loan vẫn còn chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình và ngày càng tăng cường quân đội đến đây lập các trận địa pháo binh, tên lửa, … trên đảo này

Năm 1970, lợi dụng chính quyền Sài Gòn bị suy yếu sau trận Mậu Thân 1968, hải quân Philippines cũng tấn công, đổ bộ và chiếm giữ đảo Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì sau đảo Ba Bình, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, đảo Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Tổng cộng, Philippines chiếm giữ trái phép 6 đảo nổi và bãi đá trên biển Đông thuộc quần đảo Trường Sa trên biển Đông của Việt Nam

Tình tình trận chiến Trường Sa 1988 càng lúc càng căng thẳng khi hải Quân Trung Quốc liên tục tấn công và chiếm đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Gia Ven, đá Tư Nghĩa, đá Xu Bi. Trước tình hình đó, Việt Nam đã tổ chức kế hoạch Chủ Quyền 88 hay còn gọi là chiến dịch CQ-88 triển khai các tàu chiến HQ-604 do thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy, HQ-505 do Vũ Huy Lễ  chỉ huy và HQ-605 của thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy, các tàu này thuộc Lữ đoàn 125, phối hợp cùng một số đơn vị khác đổ bộ lên đảo Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma với mục đích tăng cường phòng thủ, đề phòng hải quốc Trung Quốc tấn công

Bản đồ quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên biển Đông – Spratly islands map belongs to Vietnam sovereignity
Bản đồ quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên biển Đông – Spratly islands map belongs to Vietnam sovereignity

Tàu HQ-604 và HQ-605 thuộc loại tàu lớp vận tải Đại Khánh do Trung Quốc đóng và viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Đây là những tàu chuyên vận tải nên chỉ được vũ trang các súng máy và pháo cỡ nhỏ. Tàu HQ-505 trước đây là tàu đổ bộ xe tăng LTS-509 của Mỹ được đóng từ thế chiến thứ 2 . Tàu có chiều dài 100 mét, rộng 15 mét, lượng giãn nước toàn tải 3.640 tấn. Tàu HQ-505 được trang bị 1 pháo hạm 76mm, 8 pháo 40mm và 12 pháo 20mm và được xem là một trong những tàu chiến mạnh nhất của Hải Quân Việt Nam lúc bấy giờ

Trận hải chiến Gạc Ma 1988 diễn ra ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu hải quân tàu HQ-604 thả neo gần đá Gạc Ma thì lực lượng các tàu chiến Trung Quốc bao gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 3 tàu vận tải hỗ trợ, tàu đo đạc và 1 tàu kéo cỡ lớn, tiến đến và liên tục phát loa xua đuổi tàu HQ-604 tuy nhiên tàu HQ-604 vẫn kiên quét neo đậu ở đó. Khi thấy Hải quân Việt Nam không chịu rút đi, Tàu chiến Trung Quốc đã dùng pháo hạm 100mm bắn chìn tàu HQ-604, sau đó pháo kích liên tục lên đảo Gạc Ma.

Cùng lúc đó, hải quân Trung Quốc cũng tiến đến đảo Len Đao và dùng pháo bắn chìm tàu HQ-605 của thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy đang neo đậu ở đây. Các thủy thủ tàu HQ-605 phải nhảy xuống biển và bơi về đảo Sinh Tồn gần đó để phòng thủ.

Trong lúc nghe tin các tàu HQ-604 và HQ-605 bị tấn công và đánh chìm, thuyền trưởng tàu Vũ Huy Lễ của tàu HQ-505 đã có một quyết định táo bạo : cho tàu tăng tốc và ủi thẳng lên bãi biển của đảo Cô Lin nhằm khẳng định chủ quyền đảo Cô Lin và chiếc tàu hỏng nặng cũng tạo thành vật che chắn chống lại hỏa lực của quân Trung Quốc. Các tàu chiến Trung Quốc tiến đến và pháo kích lên đả, xác tàu HQ-505 bốc cháy, các chiến sĩ của Việt Nam vẫn cố gắng bắn trả và tổ chức di tản các thương binh. Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và 9 chiến sĩ đã ở lại trên đảo cùng xác chiếc tàu, tận dụng các khẩu pháo còn sử dụng được trên tàu, đã giữ vững đảo Cô Lin, mãi gần 2 tháng sau mới rút về. Sau trận đánh, Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chia sẻ :

“Thời điểm đó, lực lực của ta yếu hơn hẳn Trung Quốc, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng chiến đấu với niềm tin rằng chúng tôi vẫn có thể chống cự được và bảo vệ được đảo Cô Lin. Nhờ sự chiến đấu quên mình của anh em mà chúng tôi đã cố thủ được ở đó gần 2 tháng”

Trong trận hải chiến Gạc Ma hay trận chiến Trường Sa, nhiều chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Năm 1989, Hải quân Việt Nam cho sửa chữa tạm, hàn các lổ hổng trên tàu HQ-505 rồi cho kéo về Cam Ranh để sửa chữa thêm. Tuy nhiên, trên đường di chuyển thì tàu bị chìm nên phải bỏ hẳn. Năm 2008, bà con ngư dân khi đánh cá gần Gạc Ma đã phát hiện được xác tàu HQ-604. Sau đó, ngư dân Lý Sơn tiếp tục phát hiện được một số hài cốt của các liệt sĩ trên tàu và sau đó tổ chức nghi lễ, đưa hài cốt các liệt sĩ về đất liền. Ngày nay, nhiều hoạt động kỷ niệm dành cho các liệt sĩ Gạc Ma diễn ra để tưởng nhớ sự anh dũng của các liệt sĩ trong trận hải chiến Gạc Ma 1988.

Leave A Reply

Your email address will not be published.