Đường sắt răng cưa Phan Rang – Đà Lạt và kế hoạch “Back to Switzerland” – P3

0 509

Trước đây, Việt Nam có tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang – Đà Lạt dài hơn tuyến Furka của Thụy Sỹ và chạy bằng đầu máy xe lửa bánh răng chạy bằng hơi nước, thì nay, Thụy Sĩ tự hào vì chỉ có họ mới có và là “độc nhất vô nhị” trên thế giới.

Tổng cộng, họ mua toàn toàn 9 đầu kéo bao gồm cả HG 3/4 và HG 4/4 . Trong đó có 4 đầu còn khá tốt, 3 đầu được rã ra để lấy linh kiện, phụ tùng. 2 đầu còn lại quá cũ nát thì họ cũng lấy được 02 khung sườn. Kèm theo đó là các toa tàu, bánh răng cưa, tà vẹt của đường ray, … Tổng khối lượng lên đến khoảng 250 tấn. 

Từ năm 1989 đến tháng 3 năm 1990, với sự giúp đở nhiệt tình của Đại Sứ Quán Thụy Sĩ và đặc biệt bởi ông lãnh sự Joseph Koch ở Hà Nội cùng với sự chỉ đạo của Công ty Đường Sắt Việt Nam – ĐSVN. Cuối cùng hợp đồng mua bán hoàn tất, toàn bộ các đầu máy hơi nước và một số toa hạng nhất, kèm một số đường ray răng cưa còn tốt, … tất cả được bán với cái giá vô cùng rẻ gần tương đương giá phế liệu là 650.000 USD.  Với khối lượng đến 250 tấn thì giá bình quân 2.600 usd / tấn. Ngày sau khi hợp đồng được ký kết, công ty DFB lập tức cử đội ngũ đến Việt Nam với nhiệm vụ tháo dỡ và đưa toàn bộ đầu kéo, thiết bị, … của tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang – Đà Lạt về nước. Họ đặt tên chiến dịch là chiến dịch “Quay về Thụy Sĩ” hay kế hoạch “Back to Switzerland”

Toán nhân viên làm việc ở Việt Nam
Chỉ đạo chiến dịch Ralph Schorno, Hansgeorg Bühler
Hậu cần Manfred Willi, Francesco Lotti
Nhân viên đầu kéo Willi Muller, Martin Horath, Jakob Knöpfel, Bruno Rütti
Nhân viên vận chuyển Beni Christen, Franz Xaver Auf der Maur, Joseph Nauer, Bruno Gwerder
Toán truyền hình Klaus von Mandelsloh, Ute Hörndli
Cố vấn Joseph Koch, Hugo Hörndli, Aldo Contratto, Roger Waller

 

Nâng ly mừng ký kết hợp đồng thành công trong việc mua bán đầu kéo hơi nước tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt vào ngày 7 tháng 4 năm 1990 tại Đà Lạt - Đối với Việt Nam, đó là sắt vụn phế liệu, nhưng đối với Thụy Sĩ thì đó là báu vật
Nâng ly mừng ký kết hợp đồng thành công trong việc mua bán đầu kéo hơi nước tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang – Đà Lạt vào ngày 7 tháng 4 năm 1990 tại Đà Lạt – Đối với Việt Nam, đó là sắt vụn phế liệu, nhưng đối với Thụy Sĩ thì đó là báu vật

Công tác chuẩn bị

Ngay khi hợp đồng được ký kết, công ty DFB lập tức chi ngày 1,4 triệu Francs thụy sĩ (CHF) huy động và cải biên những xe tải hặng nặng 16 bánh có sức chở đến 40 tấn để làm sàn xe chở đầu kéo gọi là những chiếc sàn “Lococarrier” . Những chiếc sàn “Lococarrier” này được những đầu kéo hiệu Kamaz của Nga. Ngày 18 tháng sáu 1990, Aldo Contratto và Ralph Schorno cùng với 36 tấn thiết bị kỹ thuật rời khỏi Thụy Sĩ đến Việt Nam để làm công tác tháo dỡ và dò đường vận chuyển. Ngày 2 tháng 8, công ty DFB phái tàu “Georg Handke” cùng các toán chuyên viên, xe chở, … đến cảng Sài Gòn. Cùng ngày đó, tất cả các thiết bị kỹ thuật cùng toán chuyên viên đáp một chuyến tầu hoả đặc biệt qua chặng đường 300 Km đến Tháp Chàm. Công việc tháo dỡ được tiến hành rất gấp rút

Ngày 9 tháng 8, đầu kéo hơi nước FO số 9 (sau là DFB-9 Gletshhorn) được tháo rời chở đến Sông Pha. Ngày 16 tháng 8, đến lượt đầu kéo số 1 (sau là DFB-1 Furkahorn) được vận chuyển đi. Sau đó lần lượt những đầu kéo còn lại cũng tiếp tục được đưa đi. Mặc dù đa số cầu và đường chỉ đều chịu nổi 25 tấn. Thế nhưng, đến ngày 6 tháng 9, toàn bộ các đầu kéo và trang thiết bị đều đã được vận chuyển tập trung đầy đủ tại Tháp Chàm. Ngay sau đó, các đầu kéo này được đưa lên xe lửa và đưa về ga Sóng Thần ở Sài Gòn. Còn phần lớn nhân viên kỹ thuật đều đáp máy bay trở về Thụy Sĩ

Ngày 20 tháng chín 1990, chiếc tầu thủy cựu Đông Đức “Friedrich Engels” chở ácc đầu kéo hơi nước, toa xe, cơ phận rời và thiết bị mà trọng lượng tổng cộng là 250 tấn rời khỏi Việt Nam. Ngày 31 tháng 10, tàu cập bờ biển Hamburg. Sau đó, những đầu kéo này được đưa lên xe lửa và chuyển về Thụy Sĩ

Sau khi về Thụy Sĩ, công ty DFB lập tức cho phục chế những đầu kéo này và ngày 30 tháng 11, tại viện bảo tàng vận tải Lucerne, công ty DFB đã cho giới thiệu và triển lãm “tuyến du lịch bằng đường sắt răng cưa miền núi Furka

Các đầu xe lửa dùng cho đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt đang được bốc dỡ lên xe đế bán cho công ty Thụy Sĩ theo chiến dịch "Quay về Thụy Sĩ" - Locomotive used for cog railway Dalat - Phan Rang resting at Dalat was being loaded and transfered on plan "Back to Switzerland"
Các đầu xe lửa dùng cho đường sắt răng cưa Phan Rang – Đà Lạt đang được bốc dỡ lên xe đế bán cho công ty Thụy Sĩ theo chiến dịch “Quay về Thụy Sĩ” – Locomotive used for cog railway Dalat – Phan Rang resting at Dalat was being loaded and transfered on plan “Back to Switzerland”

Sau khi được tư bổ, ầu kéo VHX 31-201 tức FO-1 sau tân trang có tên mới là DFB-1 Furkahorn(lấy tên thị trấn Furka) trở lại hoạt động trên tuyến Furka kể từ 9-6-1993 và đầu kéo VHX 31-204 tức FO-9 có tên mới là DFB-9Gletschhorn(lấy tên thị trấn Gletsch) tái hoạt động từ ngày 25-8-1993. Từ năm 2006, tại cơ xưởng của công ty DFB ở Chur (Coire) cả 2 đầu kéo có 4 trục bánh vận chuyển đồng bộ (HG 4/4) đều được tân trang để được tái hoạt động

Thực tế buồn

Trong khi Việt Nam xem những đầu kéo hơi nước cổ, những đường xe lửa bánh răng cưa là thứ sắt vụn phế liệu thì Thụy Sĩ lại xem đó là món quá hời. Sau khi tu bổ, công ty DFB đã cho mở tuyến du lịch vùng núi bằng xe lửa hơi nước bánh răng độc nhất vô nhị trên toàn thế giới với gía vé 60 usd / vé.

Còn về Việt Nam, có lẽ sau đó nhận ra sự sai lầm nên phục chế lại tuyến đường xe lửa chạy từ Đà Lạt đi Trại Mát với chiều dài 7km để phục vụ du lịch và chụp ảnh kỷ niệm. Tuy nhiên, đó chỉ là tuyến đường xe lửa mặt bằng thông thường chứ không phải đường sắt răng cưa và được chắp vá bằng một đầu máy xe lửa là đầu máy chạy điện của Nhật và toa chở khách là của Đức sản xuất. 

Trước đây, người Thụy Sỹ tự hào vì sở hữu đầu máy xe lửa bánh răng chạy bằng hơi nước chỉ có ở Thụy Sỹ và Việt Nam, thì nay, họ lại càng tự hào hơn bởi nó đã trở thành của “độc nhất vô nhị” trên thế giới. Còn phía Việt Nam thì dĩ vãng về tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang – Đà Lạt sẽ mãi chỉ còn là một kỷ niệm

Hệ thống gầm xe của đầu kéo hơi nước cổ từng được dùng cho tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt sau khi được công ty DFB Thụy Sĩ mua lại và phục chế - Locomotive and cog railway had been used in Dalat - Phan Rang after being repaired
Hệ thống gầm xe của đầu kéo hơi nước cổ từng được dùng cho tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang – Đà Lạt sau khi được công ty DFB Thụy Sĩ mua lại và phục chế – Locomotive and cog railway had been used in Dalat – Phan Rang after being repaired

Xem lại : Đường sắt răng cưa Đà Lạt – Phan Rangchiến dịch “Back to Switzerland” – P2

Leave A Reply

Your email address will not be published.