Trần Trọng Kim – từ nhà sử học đến thủ tướng Đế quốc Việt Nam

0 555

Trần Trọng Kim vừa là nhà sử học với nhiều tác phẩm nổi tiếng đã trở thành thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam trong khoản thời gian 1945

Trần Trọng Kim (chữ Hán: 陳仲金; 1883 – 1953) , sinh tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố (nay là xã Xuân Phổ), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong gia đình nho giáo, từ nhỏ đã được học chữ Hán. Khi lớn lên, ông san Pháp du học. Sau khi về nước, Ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm. Ông là nhà sư phạm mẫu mực, có uy tín trong xã hội, giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình Huế tuyên bố hủy các hòa ước với Pháp và thành lập chính quyền Đế Quốc Việt Nam. Vua Bảo Đại liền giải tán Hội đồng cơ mật gồm Thượng thư sáu bộ, tuyên bố từ nay sẽ tự mình cầm quyền nhưng bên cạnh nhà vua là viên Đại sứ Nhật ở Đông Dương Yokoyama làm ‘Tối cao cố vấn”

Chỉ huy quân Nhật, tướng Tsuchihashi Yuitsu (âm Hán Việt: Thổ Kiều Dũng Dật) cho rằng Việt Nam cần độc lập trên danh nghĩa nhưng phải dưới sự quản lý của Pháp nên lập Trần Trọng Kim vốn là học giả, nhà tri thức có uy tín lên làm Thủ tướng để thành lập nội các. Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Trần Trọng Kim và một số nhà trí thức được giao thành lập nội các ở Huế và được xem là nghị viện đầu tiên của Việt Nam còn ông cũng là Thủ tướng đầu tiên của Việt NamTuy có nội các mới, nhưng Trần Trọng Kim cùng nội các của ông bị đánh giá chỉ là bù nhìn do mọi việc đều phải chịu sự quản lý của Nhật. Do bất mãn, nên nhiều nhân vật chủ chốt trong nội các lần lượt từ chức

Nghị viện đầu tiên của Việt Nam do thủ tướng đầu tiên của Việt Nam là học giả Trần Trọng Kim lãnh đạo
Nghị viện đầu tiên của Việt Nam do thủ tướng đầu tiên của Việt Nam là học giả Trần Trọng Kim lãnh đạo

Việc Nhật chiếm đóng vào thời điểm 1945 đã gây ra những hậu quả tai hại cho Việt Nam như nạn đói năm Ất Dậu. Vấn đề cấp thiết nhất khi đó là việc cứu đói, nhưng chính phủ Trần Trọng Kim đã không làm được gì vì phương tiện, nhân lực đều do quân Nhật nắm giữ, giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển từ Nam ra Bắc thì bị quân Đồng minh cắt đứt. Khi đó gạo được chất đống trong kho của Nhật, Bảo Đại đã thử thuyết phục đại sứ quán Nhật Bản mở kho phát gạo nhưng chỉ huy Nhật Bản không cho phép.

Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, chính quyền Trần Trọng Kim cũng tan rã. 

Năm 1948, ông qua Phnom Penh và sống với người con gái. Sau đó, ông lại trở về Việt Nam sống thầm lặng. Ngày 2 tháng 12 năm 1953, ông mất ở Đà Lạt

Trần TrọngKim được đánh giá là một học giả nổi tiếng, đồng thời là nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam. Ông viết nhiều quyển sách nổi tiếng như Việt Nam Sử Lược, Việt nam văn phạm, Nho Giáo, … Ông bị một số nhà sử học đánh giá là phải chịu trách nhiệm trong nạn đói Ất Dậu năm 1945 khiến gần 2 triệu người chết

Leave A Reply

Your email address will not be published.