Cá sấu tàn sát hơn 1.000 quân Nhật trong trận Ramree thế chiến thứ 2

0 750

Năm 1945 trong thế chiến thứ 2, quân Anh đã tấn công đảo Ramree  do quân Nhật chiếm đóng và cá sấu tàn sát hơn 1.000 quân Nhật trong trận Ramree này

Đảo Ramree nằm ngoài khơi bờ biển Burma thuộc Myanma, cách Akyab, hay còn gọi là Sittwe khoảng 120km về hướng Nam. Quân Nhật đã chiếm được đảo Ramree trong năm 1942 trong thế chiến thứ hai

Năm 1945, quân Đồng Minh quyết định tổ chức giành lại đảo Ramree nhằm thiết lập phi trường ở đây để yểm trợ các cuộc tấn công trên bộ. 

Ngày 21 tháng 1 năm 1945, quân Đồng Minh với sự yểm trợ của các thiết giáp hạm HMS Queen Elizabeth, hạng không mẫu hạm HMS Ameer, tuần dương hạm HMS Phoebe, khu trục hạm RapidNapierNormanPathfinder, Flamingo và HMIS Kistna đã tấn công dữ dội bờ biển Ramree, sau đó lực lượng đổ bộ đã tràn lên đảo này. Quân Nhật kháng cự dữ dội nhưng hỏa lực đồng minh quá áp đảo. Ngày 31 tháng 1, quân Đồng Minh tiến vào thị trấn Ramree, khoảng 900 quân Nhật phòng thủ ở khu này bị ép rút lui vào khu đầm lầy lau sậy ngập nước mặn với đầy rẫy bò cạp, muỗi mòng rắn rít và đặc biệt nơi đây là khu trú ngụ củ nhiều cá sấu nước mặn

Nhà tự nhiên học người Anh Bruce Wright, khi đó tham gia trận đánh đã miêu tả lả cảnh tượng những con cá sấu tàn sát hơn 1.000 quân Nhật trong trận Ramree. Ông miêu tả điều này trong quyển sách “Cuộc sống thế giới hoang dã gần và xa” – “Wildlife Sketches Near and Far” vào năm 1962

“Đêm ngày 19 tháng 2 năm 1945 là đêm mà những binh sĩ không thể nào quên. Những tiếng nổ của những khẩu súng trường xen kẻ những tiếng thét kinh hoàng của những kẻ bị cá sấu tấn công. Sáng sớm, những con kềnh kềnh bay đến rỉa sạch những gì cá sấu để lại. Vào khoảng 1.000 lính Nhật băng qua khu đầm lầy và chỉ khoảng 20 người còn sống sót”

Trung tướng J.F.R. Jacob  cũng tường thuật lại :

“Có khoảng 1.000 lính Nhật băng qua khu đầm lầy lau sậy này. Chúng tôi đi trên những chiếc thuyền và dùng loa lớn kêu gọi họ bước ra ngoài nhưng chẳng ai bước ra. Nhiều con cá sấu nước mặn dài đến hơn 6m thường xuyên cư trú ở đây. Không có gì khó khăn để tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra cho những người đi xuyên qua khu đầm lầy này”

Sách Kỷ lục thế giới cũng ghi nhận đây là “Bi kịch do cá sấu thảm khốc nhất” và “Cuộc tấn công của cá sấu có nhiều nạn nhân nhất” Tuy nhiên, nhà lịch sử học McLynn lại phản bác việc cá sấu tàn sát lính Nhật trong trận Ramree này :

“Trên tất cả, đó là nguyên tắc cộng sinh, nếu có hàng nghìn con cá sấu trong cuộc tàn sát này thì làm trước đó chúng làm sao sinh tồn và sau đó ra sao ?. Đầm lầy lau sậy nước mặn là nơi rất ít động vật có vú sinh sống do đó không cho phép tồn tại lượng lớn cá sấu đến thế”

Leave A Reply

Your email address will not be published.