Trận Đồi Tín Hiệu năm 1968 – Battle of Signal Hill 1968

0 201

Trận Đồi Tín Hiệu năm 1968 – Battle of Signal Hill 1968 hay là trận đánh giữa đại đội đặc nhiệm viễn thám LRRP Mỹ và quân Bắc Việt ở đồi 1487 phía đông núi Re Lao thuộc Huế

Tháng 6 năm 1966, trong trận đánh A Sầu hay còn gọi là trận đánh A Sau, quân Bắc Việt đã tràn ngập căn cứ này và quân Mỹ đã phải bỏ căn cứ và đó cũng là căn cứu cuối cùng của Mỹ trong khu vực này. Sau trận đánh đó, quân Bắc Việt đã không chế toàn bộ thung lũng A Sau. Họ bố trí nhiều dàn súng máy hạng nặng, pháo cao xạ, … kèm theo đó là thời tiết trong vùng thường xuyên có sương mù dày đặc, mưa rào nhiệt đới nên không thuận lợi cho máy bay xuất kích. Suốt thời gian dài, Mỹ không có cuộc hành quân nào đáng kể trong khu vực. Lợi dụng điều này, quân Bắc Việt tổ chức khu này thành tuyến xâm nhập từ Lào và là nơi an toàn để cất giữ lương thực, vũ khí, thuốc men, huấn luyện binh sĩ, …

Tháng 1 năm 1968, với diễn biến trận Tết Mậu Thân năm 1968, tình hình Vùng I Chiến Thuật trở nên sôi động, đặc biệt là với trận đánh Khe Sanh. Bộ Chỉ Huy Quân Đội Mỹ MACV đã lệnh cho sư đoàn 1 Không Kỵ từ vùng Cao nguyên di chuyển lên phía Bắc để hỗ trợ Thủy Quân Lục Chiến và điều một số đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đến tăng cường căn cứ Khe Sanh. Sư đoàn 1 Không Kỵ có trong tay khoảng 20.000 quân và 450 trực thăng và là đơn vị có sức cơ động mạnh nhất lúc bấy giờ. 

Ngày 19 tháng 4 năm 1968, trong một phần của cuộc hành quân Phi Mã – Operation Pegasus nhằm phá vòng vây Khe Sanh, tư lệnh sư đoàn 1 là thiếu tướng John J. Tolson, đã mở cuộc hành quân Delaware – Operation Delaware hay còn gọi là cuộc hành quân Lam Son 216 để đánh vào vùng thung lũng A Sầu. Để hỗ trợ cuộc hành quân, quân Mỹ đã chọn đồi 1487 và đặt tên là Đồi Tín HiệuSignal Hill . Đây là ngọn đồi có chiều cao 1.487m phía đông núi Re Lao đề lập trung tâm tín hiệu để phối hợp liên lạc với máy bay, chỉ điểm pháo kích và liên lạc với trung tâm tín hiệu Camp Evans gần bờ biển Huế . Kế hoạch thực hiện là sử dụng Đại Đội E thuộc tiểu đoàn 52 LRRP thuộc sư đoàn 1 Không Kỵ do đại úy Gooding chỉ huy, đây là lực lượng thuộc Đặc Nhiệm Viễn Thám – long-range reconnaissance patrol (LRRP hay còn gọi là Lurp). Đơn vị này sẽ đổ bộ bằng trực thăng xuống đỉnh đồi, phát quang ngọn đồi để các trực thăng tiếp viện có thể đáp xuống, tổ chức phòng ngự và thiết lập đài tín hiệu

Sáng ngày 19 tháng 4 năm 1968, trung đội 2 của trung úy Joe Dilger thuộc đội Parkinson của Đại Đội E với quân số khoảng 30 người với các trang thiết bị liên lạc tập hợp tại trại Evans nằm phía Đông Bắc của Huế. 5 chiếc trực thăng UH-1 thuộc tiểu đoàn trực thăng tấn công số 227 – 227th Assault Helicopter Battalion, được dùng để vận chuyển trung đội này đến đồi Tín Hiệu cách đó 31km. Đội bay được yểm trợ bởi 2 trực thăng gunhsip Do không đủ trực thăng nên phải chia làm 2 đợt để vận chuyển cả trung đội. Chuyến bay mất khoảng 20 phút. 

Toán đầu tiên đến được đỉnh đồi Tín Hiệu, do nhiều cây cối nên phải thòng dây để thả binh sĩ xuống. Không khí loãng khiến 1 trực thăng mất tải trọng và đâm sầm vào ngọn cây và hư hỏng nặng, 1 người bị thương nặng. Các binh sĩ còn lại được thả xuống. Họ sử dụng cưa máy để đốn cây nhằm thiết lập bãi đáp trực thăng. Quân Bắc Việt phát hiện có trực thăng bay vào khu vực nên tổ chức một toán binh sĩ tiến về đồi Tín Hiệu

Trưa ngày 20 tháng 4, trong khi đỉnh đồi vẫn chưa phát quang xong thì quân Bắc Việt bắt đầu lên đến đỉnh đồi, trận Đồi Tín Hiệubattle of Signal Hill diễn ra ác liệt, quân Mỹ tổn thất khá nặng với 3 lính Mỹ chết và 3 bị thương nhưng quân Bắc Việt bị đẩy lùi, và đến chiều thì đồi đã cơ bản phát quang xong và trực thăng đã có thể đáp xuống. Sáng ngày 21, trực thăng cứu thương đáp xuống và di chuyển thương binh và tăng viện thêm 6 binh sĩ cùng các thiết bị cho đài tín hiệu,  một khẩu đội pháo được đưa đến yểm trợ. Trong khi tiếp viện, thêm 1 trực thăng khác bị rơi làm chết 1 người và 2 người bị thương nặng

Những ngày sau, đồi Tín Hiệu được phòng thủ kỹ lưỡng, từ đây , các binh sĩ với kính nhòm xa, thời tiết tốt, có thể quan sát rõ ràng nhiều diễn biến bên dưới trong khu vực thung lũng A Sầu với tầm xa gần 11 km về hướng biên giới Việt Lào

Ngày 17 tháng 5, cuộc hành quân Daleware chấm dứt, lính Mỹ cũng rời bỏ đồi Tín Hiệu. Trong suốt 28 ngày giữ đồi này, lính Mỹ trong khu vực có thể phối hợp với các máy bay tiền phương FAC để chỉ thị khu vực ném bom, pháo kích, … 

Trung úy Digler sau khi bình phục chấn thương, trở thành binh sĩ thuộc lực lượng Đặc Biệt. Đại úy Gooding sau đó được thăng chức Thiếu Tá. Cuộc hành quân Daleware chấm dứt với tổn thất quân Mỹ khoảng 150 người, quân Giải Phóng tổn thất hơn 800 người. Tướng Tolson tổng kết rằng nhiều quân Giải Phóng đã lánh nạn sang Lào. Việc quân Mỹ không đủ quân số để bịt kín biên giới Lào cũng nhưng đóng căn cứ ở đồi Tín Hiệu đã trở thành hậu quả khi tháng 5 năm 1969, quân Giải Phóng lại vượt biên giới Lào, ngang qua đồi Ấp Bia để trở lại thung lũng A Sầu và quân Mỹ lại phải 1 lần nữa tiến đánh quân Giải Phóng ở núi Ấp Bia hay còn gọi là trận Hamburger Hill

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.