Mão Cửu Long Thông Thiên triều Nguyễn

0 774

Theo quy chế được ghi lại trong Hội Điển triều Nguyễn, các Hoàng đế thường đội mão Cửu Long Thông Thiên vào lễ đăng quang, thiết triều, tiếp các sứ đoàn các nước bang giao.

Theo Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ của nhà Nguyễn cho biết:

“Mão đại triều Cửu Long Thông Thiên đính 31 hình rồng vàng, 30 hình ngọn lửa, phía trước và sau đều có 1 bác sơn, 1 hoành long, hốt bọc pha lê lấp lánh và hốt thông thiên mỗi thứ 2 chiếc; 1 liên đằng, 1 nhiễu tường, 1 đóa hoa hình tròn, 30 đóa mây đều kết bằng chỉ; các hạng ngọc dùng để khảm sức như hỏa tề, kim cang, trân châu gồm 140 hạt, mắt mỗi con rồng đều khảm 1 hạt trân châu nhỏ. Trước khi đội mũ vua thắt Võng cân sức 4 khuyên vàng”

Trên mão Cửu Long Thông Thiên, những họa tiết trang trí cứ giống như được thêu, dệt bằng những sợi vàng nhỏ rồi được cầu kỳ se lại tạo hoa văn thừng. Kỹ thuật hàn không cần đến công đoạn làm nguội và đánh bóng nhưng tất cả họa tiết, hoa văn nhỏ li ti cứ như dán vào… mũ. Một nghệ nhân nhận xét :

“Nếu như hiện nay kỹ thuật kéo sợi vàng chỉ đạt tới độ tinh xảo nhất là 0,25 mm, đặc biệt là hàn các sợi vàng nhỏ 0,1 mm thì đây là hai kỹ thuật thuộc về đỉnh cao trong chế tác mà bất kỳ nghệ nhân nào, kể cả xưa và nay đều ao ước làm được”.

Ngoài kỹ thuật chế tác điêu luyện, các loại hình trang trí của chiếc mão Cửu Long Thông Thiên còn lý giải thêm một số vấn đề thú vị khi các chi tiết được làm bằng vàng cán mỏng không có dấu vết dùng búa đập mà lại cán bằng kỹ thuật trục ép như ngày nay. Điều này cho thấy nghề kim hoàn ở triều Nguyễn đã có sự tiếp cận phương tiện kỹ thuật của phương Tây, ngoài ra, một số vật quý của phương Tây cũng đã được người Việt sử dụng minh chứng cụ thể nhất là những hạt pha lê mài giác cạnh… được gắn trên não cho thấy người Việt cũng đã bắt đầu chịu ảnh hưởng của nếp sống và văn hóa quý tộc Tây Phương 

Sau thời gian quá lâu, mão Thông Thiên không còn trong tình trạng tốt nên đã được giao cho nghệ nhân Vũ Kim Lộc phục chế,  Khi đó, tất cả các loại hình trang trí bằng vàng và đá quý trên mũ đều đã bị tháo rời và vo cuộn lại. hiện vật còn bị nhiều chất thải của côn trùng phá hủy nên các loại hình trong túi bị gãy nát và cốt mũ hoàn toàn không có. Tuy nhiên, sau bàn tay tài hoa đầy thuật của các nghệ nhân, nhưng túi vàng, vải vụn được khai quật trong kho báu đã được sắp xếp lại, hàn gắn, kết chỉ, … chiếc mũ vua triều Nguyễn đã được hồi sinh đẹp lung linh khiến người xem thật sự… kinh ngạc và tự hào.

* Hiện nay, mão Cửu Long Thông Thiên đang được lưu giữ tại bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia ( Hà Nội ) để mọi người đều có thể chiêm ngưỡng chiếc mão quyền quý khi xưa của các vị vua triều Nguyễn

Leave A Reply

Your email address will not be published.