Cố vấn Mỹ trong chiến tranh Việt Nam – Us Advisors in Vietnam war – P2

0 72

Đến cuối năm 1962, trong chiến tranh Việt Nam tổng binh sĩ và cố vấn quân sự Mỹ lên đến 11.000 người . Quân đội VNCH bắt đầu làm quen với học thuyết tác chiến mới của quân đội Mỹ với các cuộc hành quân bằng trực thăng, được phi pháp yểm trợ và các chỉ huy người Việt chịu sự hỗ trợ, điều hành tác chiến, … từ các cố vấn quân sự Mỹ – Us Advisors in Vietnam war 

Đến cuối năm 1955,các cố vấn Mỹ đã tiến hành lọc bỏ các đơn vị phụ trợ, không quan trọng, nhằm mục đích cải tổ, tinh luyện quân đội Việt Nam trở nên gọn nhẹ hơn thành 10 sư đoàn bộ binh, đây sẽ là xương sống của quân đội Việt Nam. chủ lực bao gồm 6 sư đoàn bộ binh và 4 sư đoàn dã chiến 

Việc cải tổ và sắp xếp lại các đơn vị của quân cơ bản hoàn tất vào năm 1958. Nhưng sau khi bàn bạc, phía Việt Nam và các cố vấn Mỹ thống nhất chỉ biên chế lại thành 7 sư đoàn. Mỗi sư đoàn gồm có 10.500 người. Các đơn vị này được xem là cần thiết để chống lại sự tấn công của quân Bắc Việt . Còn các đơn vị dư thừa, chính phủ Việt Nam thành lập lực lượng Dân Sự Tự Vệ và đặt dưới quyền quản lý của Bộ Trưởng Nội Vụ

Lúc này ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã dần ổ định kinh tế và chính trị. Việc tái định cư cho gần 1 triệu người di cư từ miền Bắc đã hoàn thành. Các thành phần chống đối đã bị đánh bại, chính quyền được củng cố. Sau khi cuộc tuyển cử năm 1956 ở Miền Nam bị hủy bỏ, Đảng Lao Động hay còn gọi là Đảng Cộng Sản tại Hà Nội đã tổ chức cuộc chiến đã tuyển lựa và đưa những cán bộ có nguồn gốc miền Nam vào miền Nam tiến hành chiến tranh du kích. Đến năm 1960, cuộc chiến tại miền Nam lại trở thành cuộc chiến nổi dậy dưới hình thức Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Miền Nam. Những người này được gọi là Việt Cộng

Năm 1957, Việt Cộng mở rộng các hoạt động du kích bao gồm : ám sát, bắt cóc, tống tiền, khủng bố, … các sĩ quan quân đội, các viên công chức nhà nước, …. vùng nông thôn ở Miền Nam . Đối mặt với những bất ổn này, chính quyền miền Nam đặt các hoạt động của Việt Cộng ngoài vòng pháp luật và yêu cầu Mỹ trợ giúp. Nhận thấy tình hình đã trở nên nghiêm trọng, chính phủ Mỹ cùng miền Nam thống nhất nâng quân số của quân đội Việt Nam từ 150.000 người lên 170.000 người. Ngoài ra còn có 68.000 người là Dân Vệ và 40.000 người là Dân Quân hoạt động tại địa phương. Năm 1960, chính quyền Ngô Đình Diệp cũng thành lập 5.000 người thuộc đơn vị Biệt Động Quân và thành lập đơn vị Đặc Biệt. Đây là các đơn vị được huấn luyện công tác chống các hoạt động du kích. Chính quyền Mỹ đưa các nhóm thuộc lực lượng Đặc Biệt Mỹ sang huấn luyện các đơn bị Biệt Động Quân . Các cố vấn quân sự Mỹ được tăng phái đến các đơn vị cấp tiểu đoàn của quân đội VNCH

Chính quyền của tổng thống Kennedy lúc này rất xem trọng tình hình tại Việt Nam và thành lập hẳn ban Đặc Vụ chuyên trách vấn đề Việt Nam với các cố vấn An Ninh Quốc Gia đánh giá tình hình miền Nam Việt Nam. Trong năm 1961, tổng thống Kennedy đã gửi 2 nhóm Đặc Vụ đến miền Nam để xem xét hỗ trợ. Một nhóm do Tiến Sĩ Eugene Staley và một nhóm do tướng Maxwell D. Taylor và tiến sĩ Walt D. Rostow dẫn đầu. Nhóm của tướng tướng Maxwell D. Taylor và tiến sĩ Walt D. Rostow đã đề nghị chính phủ Mỹ hỗ trợ miền Nam thực hiện chương trình Ấp Chiến Lược do cố vấn Ngô Đình Nhu là em của tổng thống Ngô Đình Diệm soạn thảo. Đây là chiến lược bình định dựa trên việc củng cố và tăng cường các thôn làng hẻo lánh xa xôi vùng thôn quê, đưa dân chúng chung quanh vào đấy sinh sống, tách biệt với du kích bên ngoài nhằm chặn đường tiếp tế, bổ sung binh sĩ cho lực lượng du kích, …

Đến cuối năm 1961, các cố vấn Mỹ đã được điều động tăng cường đến gần như toàn bộ các tiểu đoàn VNCH và các tỉnh thành. Ở khu vực cao nguyên, lực lượng Đặc Biệt Mỹ đã huấn luyện các người Thượng thành lực lượng Dân Sự Chiến Đấu – Civilian Irregular Defense Groups (CIDG) . Đầu tháng 2 năm 1962, Mỹ thành lập Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Mỹ ở Việt Nam –  US Military Assistance Command, Vietnam (MACV) dưới quyền chỉ huy của tướng Paul D. Harkins. Đây là cơ quan chỉ huy hoàn toàn cuộc chiến và các chương trình viện trợ của Mỹ tại Việt Nam . Cơ quan MAAG vẫn tồn tại và dưới quyền của thiếu tướng Charles J. Tirnmes và chịu trách nhiệm về các chương trình hỗ trợ quân sự và tổ chức huấn luyện, cố vấn binh sĩ miền Nam

Vào tháng 3 năm 1962, chính phủ Sài Gòn bắt đầu chương trình Ấp Chiến Lược. Sau thời gian thực hiện, chương trình này không đạt hiệu quả cao do nhiều người dân nông thôn không muốn rời bỏ nơi đang sống để vào Ấp Chiến Lược , nhiều khu vực người dân gần như bị ép buộc phải dời đi, … 

Đến cuối năm 1962, tổng binh sĩ và cố vấn quân sự Mỹ trong chiến tranh Việt Nam lên đến 11.000 người vào cuối năm 1962. Quân đội VNCH bắt đầu làm quen với học thuyết tác chiến mới của quân đội Mỹ với các cuộc hành quân bằng trực thăng, được phi pháp yểm trợ và các chỉ huy người Việt chịu sự hỗ trợ, điều hành tác chiến, … từ các cố vấn quân sự Mỹ

Ngày 1 tháng 11 năm 1963 xảy ra cuộc đảo chính và Ngô Đình Diệm bị sát hại. Miền Nam rơi vào tình hình bất ổn về chính trị. Các tướng lĩnh Sài Gòn liên tục đảo chính để giành quyền chính trị. Miền Bắc lợi dụng tình thế để tăng cường các cuộc xâm nhập vào miền Nam. Các hoạt động du kích ở miền Nam gia tăng mạnh mẽ do sự sụp đổ của chương trình Ấp Chiến Lược. Tình thế khiến đầu năm 1965 tổng thống Johnson ra lệnh ném bom miền Bắc và chấp thuận cuộc chiến trên bộ ở miền Nam

Tháng 5 năm 1964, cơ quan MAAG bị giải tán, cơ quan MACV hay còn gọi là USMACV trở thành cơ quan điều hành mọi hoạt động quân sự và viện trợ của Mỹ tại Việt Nam. tướng Westmoreland cũng thay tướng Paul D. Harkins trở thành tổng chỉ huy cơ quan MACV. Giữa năm 1965, do tình hình cuộc chiến ngày càng ác liệt, quân đội Việt Nam liên tục chịu thất bại, lực lượng binh sĩ Mỹ được tăng viện đến nhằm hỗ trợ chiến đấu các cuộc tăng cường lực lượng Mỹ liên tục ngày càng nhiều sau đó.

Nhằm hỗ trợ công tác bình định, Mỹ thành lập cơ quan Cơ quan Điều phối Dân sự Vụ và Phát triển Nông thôn – Civil Operations and Rural Development Support (CORDS) vào năm 1967. Cơ quan sẽ phối hợp hoạt động với Hội Đồng Bình Định và Phát Triển của chính phủ Sài Gòn. Các nhân viên thuộc cơ quan CORDS sẽ kết hợp cùng với cơ quan MACV để chịu trách nhiệm về công tác Dân Sự như việc bình định nông thôn, công tác di dời dân, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, ổn định cuộc sống, xây trường học, bệnh xá, …

Đến năm 1967, đã có 4.000 binh sĩ và 600 người hoạt động trong cơ quan CORDS . Giữa năm 1968, có khoảng 2.500 cố vấn Mỹ được tăng cường cho các đơn vị quân đội và các khu vực hành chính. Đến giữa năm 1969 khi chương trình Việt Nam Hoá bắt đầu, số lượng cố vấn Mỹ tăng lên 13.500 người với phân nửa thuộc cơ quan CORDS. Ở cơ quan MACV, tướng Creighton W. Abrams cũng thay tướng Westmoreland nắm quyền chỉ huy

Chương trình Việt Nam Hoá nhằm gia tăng khả năng chiến đấu của quân đội VNCH để có thể đảm nhiệm trọng trách chiến đấu thay cho lính Mỹ đang rút dần về nước.

 

Xem lại : Cố vấn Mỹ trong chiến tranh Việt NamUs Advisors in Vietnam war – P1

Leave A Reply

Your email address will not be published.