Lễ tế đàn Âm hồn ở Huế tưởng niệm nạn nhân năm 1885

0 558

Ngày 23 tháng 5 Âm Lịch hàng năm, người Huế thường làm lễ tế đàn Âm hồn để tưởng niệm nạn nhân mất ngày kinh đô Huế thất thủ năm 1885. Nhiều người dân còn làm mâm cỗ để cúng trước nhà, ngã 3, ngã 4 đường để tế người đã mất

Một người dân Huế nói năm nào gia đình cũng làm mâm cỗ để tưởng niệm những người chết trong binh loạn năm 1885. Tục lệ cúng ngày 23/5 âm lịch được gia đình ông duy trì qua nhiều thế hệ.

“Ngày xưa, người dân Huế trong kinh thành chết đói, giẫm đạp lên nhau chết trong tiết mưa lạnh. Bởi vậy các gia đình đều đốt đống lửa phía trước để các oan hồn có thể sưởi ấm. Đây cúng là dịp nhắc nhở con cháu về một sự kiện lịch sử đau thương của người Huế”

Cũng như bao gia đình khác, đến ngày 23/5 âm lịch, gia đình nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế, làm mâm cỗ cúng ngày kinh đô Huế thất thủ, hay gọi là cúng ngày âm hồn.

Theo truyền thống cúng ngày âm hồn ở Huế, trong mâm cỗ thường có nhang đèn, chuối, hột nổ, giấy tiền, giấy vàng mã, khoai sắn, đậu mít… và phải có cháo thánh, cơm vắt, muối (dành cho âm hồn chết đói), một ấm nước trà nóng loại lớn (dành cho người chết khát), quần áo giấy vàng mã và đống lửa (dành cho người chết nước).

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, lễ cúng âm hồn có từ thời vua Thành Thái. Lịch sử có ghi lại sự kiện kinh thành Huế bị quân Pháp chiếm đóng ngày 5/7/1885 (23/5 âm lịch). Cũng trong ngày kinh thành Huế thất thủ, hàng nghìn quan quân và dân thường chết do chiến trận, loạn lạc, …,

Năm 1894 vua Thành Thái đã giao Bộ Lễ xây dựng đàn Âm hồn ngay trên chính trại lính Thần Cơ (pháo binh) để tưởng niệm các quan binh và dân thường thiệt mạng. Lễ tế đàn Âm hồn ở Huế xưa kia xây dựng lộ thiên trên diện tích hơn 1.500 m2 ở phường Huệ Nam, cạnh cửa Nhà Đồ. Lúc đầu đàn được đắp bằng đất, sau xây cất thành ngôi miếu uy nghi với một căn nhà ba gian, một bên để cất giữ đồ cúng tế lễ. Lễ tế hàng năm do Ty Lý Thiện phụ trách và quan Đề đốc hộ thành đứng chủ lễ. Trên mâm cỗ luôn có tam sanh trâu, dê, lợn và các món ăn dân gian như khoai, sắn.

Ngoài đàn Âm hồn ở Huế do triều đình lập, người dân trong kinh thành Huế còn lập 5 đàn miếu nhỏ tại các tuyến giao lộ để tưởng nhớ những người đã chết. Người dân tổ chức tảo mộ những ngôi mộ chôn tập thể ở chùa Ba Đồn, khu rừng Trà Am thuộc phường An Tây.

Khi xưa, sau khi triều đình Nguyễn tiến hành tế đàn Âm hồn xong thì người dân trong kinh thành Huế mới bắt đầu làm mâm cỗ cúng. Ban đầu, chỉ dân trong kinh thành cúng ngày 23/5 Âm Lịch. Sau đó nhiều người dân ở ngoài thành cũng bắt đầu cúng theo và lễ cúng âm hồn kéo dài từ ngày 23/5 cho đến cuối tháng 5 mới chấm dứt

Leave A Reply

Your email address will not be published.