Cuộc thảm sát Thạnh Phong, Bến Tre năm 1969

0 729

Viên chỉ huy trong cuộc thảm sát Thạnh Phong, Bến Tre năm 1969 là trung úy Bob Kerry sau đó trở thành Thống đốc bang Nebraska, thượng nghị sĩ và chủ tịch Đại Học Fullbright ở Việt Nam

Đêm 25 tháng 2 năm 1969, trung úy Bob Kerry khi đó 25 tuổi và chưa có nhiều kinh nghiệm chiến trường nhận lệnh chỉ huy một nhóm biệt kích SEAL của Hải Quân tấn công ngôi làng Thạnh Phong tại tại Khâu Băng (ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre). Nhóm của Kerry thuộc trung đội Delta , đội biệt kích SEAL số 1, Đội Hỏa Lực Barvo . Riêng nhóm của Kerry được gọi là đội Kerry do lấy tên của người đội trưởng. Trong nhóm chỉ có Mike Ambrose và Gerhard Klann là có kinh nghiệm ở chiến trường Việt Nam. Những người khác bao gồm William H. Tucker III, Gene Peterson, Rick Knepper, viên y sĩ Lloyd Schreier và Kerrey đều chưa có kinh nghiệm ở Việt Nam

Lúc đầu, trung đội Delta thuộc lực lượng Đặc Nhiệm Hải Quân số 115 – Navy’s Task Force 115 do đại úy Roy Hoffmann chỉ huy, đóng ở Cam Ranh. Hoffmann là sĩ quan rất được đô đốc Elmo Zumwalt Jr. – Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ yêu mến. Sau đó, nhóm của Kerry di chuyển đến Vũng Tàu và cuối cùng là chịu trách nhiệm phụ trách hoạt động ở lưu vực sông Me Kong

Thạnh Phú còn có biệt danh là Mật Khú Thạnh Phú cách Sài Gòn khoảng 130km hướng Đông Nam là nơi hẻo lánh với các ruộng lúa, vườn dừa, chuối, đầm lầy lau sậy, … và được đánh giá là một trong những nơi nguy hiểm nhất ở Việt Nam với 5/8 xã thuộc quân du kích kiểm soát

Theo lời kể của các nhân chứng, nhóm biệt kích của Kerry cùng 5 lính khác đã vào một nhà dân, dùng dao giết những người trong nhà. Theo Gerhard Klann, một thành viên trong nhóm, những người này gồm 2 ông bà già và 3 đứa cháu dưới 12 tuổi. Kerrey nhận trách nhiệm cho các vụ giết người này với tư cách chỉ huy đội. Ông nói với tạp chí New York Times rằng “Quy trình tiêu chuẩn là phải loại bỏ những người mà chúng tôi chạm trán” (Standard operating procedure was to dispose of the people we made contact with)

Theo lời kể bà Bùi Thị Lượm, nạn nhân duy nhất sống sót sau thảm sát Thạnh Phong, không có ai khác may mắn sống sót trong đêm đó. Trong số 21 người chết, có một người cô và một người mợ đang mang thai. Nếu tính cả thai nhi chưa lọt lòng, con số chính xác là 23 nạn nhân

Theo mô tả ở một cái ống cống ở Bảo tàng chứng tích chiến tranh tại TP. HCM có ghi :

Từ 8 giờ đến 9 giờ đêm ngày ngày 25/2/1969 một nhóm thủy quân lục chiến Seal do đại úy Bob Kerry dẫn đầu đã tiến vào Xóm 5, làng Thạnh Phong, huyện Thanh Phu, Tỉnh Bến Tre. Chúng cắt cổ ông Bùi Văn Vát 66 tuổi và bà Lưu Thị Cảnh 62 tuổi, và lôi ba đứa cháu của họ ra từ chỗ trốn ở một ống cống, giết hai và mổ bụng moi ruột một đứa. Sau đó nhóm lính này tàn sát các gia đình khác, giết chết 15 dân thường, bao gồm cả phụ nữ đang mang thai, moi bụng một em gái

Cuộc tấn công là một cuộc thảm sát. Tuy nhiên Kerrey báo cáo rằng, đội biệt kích thấy có súng bắn từ giữa làng nên bắn trả từ xa, kết quả là chỉ tìm thấy các xác chết là phụ nữ và trẻ em.  Bob Kerrey được tặng thưởng huân chương Sao Đồng (Bronze Star) do “kết quả của cuộc tuần tiễu là 21 Việt Cộng bị giết, hai căn nhà bị phá hủy, và thu được 2 vũ khí”

Bob Kerry luôn dày vò trong suốt 30 năm sau đó , ông ước rằng có thể làm khác trong đêm đó ở Thạnh Phong. Vào năm 1998, Bob Kerry thú nhận :

“Tôi rất sợ khi ngủ vì buổi tối khủng khiếp đó luôn ám ảnh tôi hàng đêm.”

Bob Kerry cũng kể về người chú của ông vốn mất tích trong Thế Chiến Thứ 2 thường xuyên báo mộng và nói với ông rằng :

“Ông ta cảnh báo tôi rằng, điều kinh khủng nhất trong chiến tranh không phải là mất mạng mà là lấy mạng của người khác”

Sau chiến tranh, Bob Kerrey làm Thống đốc bang Nebraska từ năm 1983 đến 1987, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện cho Nebraska(1989–2001) và điều bất ngờ là vào năm 2016, ông lại trở thành chủ tịch trường Đại học Fulbright Việt Nam. 

Trong thư trả lời về thảm sát Thạnh Phong. Ông viết :

“Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới… Nhưng một lời xin lỗi sẽ luôn là không đủ. Nó giống như món súp cá mà thiếu con cá vậy. Vì thế, tôi cố gắng giúp người Việt mỗi khi có thể. Như đóng góp chấm dứt đạo luật TWEA (coi Việt Nam như nước thù địch), bình thường hoá quan hệ, ủng hộ đàm phán BTA, và đặc biệt là ủng hộ nỗ lực cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright.”

Leave A Reply

Your email address will not be published.