Trận Khe Sanh – Battle of Khe Sanh 1968 – P2

0 208

Trong trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh, Quân Giải Phóng đã tập trung quân lực, chấp nhập giao tranh ở đây do nằm gần biên giới Việt Lào, thuận lợi cho việc tiếp viện. Địa hình đồi núi giúp tránh được hỏa lực mạnh của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ

Sau vài lần giao tranh với Thủy Quân Lục Chiến nhưng không thể đánh bại họ, quân Giải Phóng buộc phải phân tán và dàn mỏng ra để tránh hỏa lực tập trung của quân đội Mỹ. Giải pháp là các khu vực đồi núi dọc theo vĩ tuyến 17 thuộc vùng Phi Quân Sự – DMZ, ở Lào và khu vực miền Nam của cán chảo Bắc Việt.  Tại nơi đây, quân Giải Phóng bắt đầu tập trung lại với lượng lớn binh sĩ và Nguyễn Văn Mai – 1 sĩ quan cao cấp của quân Giải Phóng đã tuyên bố :

“Chúng ta sẽ lôi kéo quân Mỹ đến khu vực biên giới và tiêu diệt chúng không thương tiếc”

Để chống lại kế hoạch của quân Giải Phóng, mùa thu năm 1966, tướng Walt cũng di chuyển các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tiến xa hơn về phía khu vực DMZ. Bộ chỉ huy sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến di chuyển từ Đà Nẵng đến Phú Bài, bộ chỉ huy tiền phương của sư đoàn cũng di chuyển đến Đông Hà để có thể phản ứng nhanh theo các diễn biến ở dọc theo khu DMZ. Để thay thế vị trí sư đoàn 3 TQLC, bộ chỉ huy sư đoàn 1 TQLC cũng di chuyển từ Chu Lai đến Đà Nẵng và phụ trách các hoạt động ở miền Trung và phía Nam của vùng I Chiến Thuật

Trong các cuộc hành quân, chiến dịch ngắn ngày, các tư lệnh sư đoàn sẽ giao quyền chỉ huy trực tiếp cho bộ chỉ huy của lực lượng đặc nhiệm – Task Force. Lực lượng đặc nhiệm bao gồm các đơn vị được lấy tạm thời từ các đơn vị khác nhau. Do tình hình chiến sự ở miền Nam Việt Nam, các đơn vị hành quân cấp tiểu đoàn là phổ biến nhất và thường chịu sự chỉ huy từ Bộ Chỉ Huy của lực lượng Đặc Nhiệm hoặc trung đoàn hơn là từ sư đoàn mẹ.  Do đó, chẳng có gì lạ khi tiểu đoàn 2 TQLC thuộc sư đoàn 9 được tăng phái cho sư đoàn 3 TQLC trong khi tiểu đoàn 2 TQLC của sư đoàn 3 TQLC lại đang được tăng phái cho 1 đơn vị khác trong 1 chiến dịch khác

Tại Quảng Trị, quân đội Mỹ đã xây dựng hàng loạt các căn cứ quân sự, tiếp liệu để phục vụ quân đội Mỹ đang hiện diện ngày nhiều . Căn cứ Đông Hà là được xem là căn cứ quân sự lớn nhất và là trung tâm chỉ huy của cả vùng. Cách Đông Hà khoảng 14km về phía Tây Nam là căn cứ Camp J. J. Carroll thường được gọi tắt là căn cứ Camp Carroll. Đây là căn cứ pháo binh lớn. Quân Mỹ đã đưa đến khu vực này các khẩu pháo 175mm được mệnh danh “Vua Chiến Trường” có thể bắn sâu vào vùng lãnh thổ Bắc Việt. Trên dãy núi cách căn cứ Camp Caroll khoảng 18km về phía Tây là căn cứ pháo binh Rockpile cũng được trang bị các khẩu pháo 175mm có thể bắn đến tận biên giới Lào. Lính Mỹ cũng xây 1 loạt các căn cứ chạy song song phía Nam của vĩ tuyến 17 với 2 căn cứ lớn nhất là căn cứ Gio Linh và căn cứ Cồn Tiên

Trong các năm 1966 và 1967, quân Giải Phóng liên tục tổ chức các cuộc xâm nhập vào khu vực phi quân sự và đều bị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đánh bại. Đỉnh điểm là các chiến dịch Prairie 1,2,3,4 …  – Operation Prairie I, II, III, IV và tính đến ngày 31 tháng 3 năm 1967, quân Giải Phóng mất 3.491 người còn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tổn thất 541 người . Quân Giải Phóng nhận ra rằng, tấn công trực diện mang lại các giá quá lớn

Vùng cao nguyên Khe Sanh ở phía Tây Quảng Trị dần được quân Giải Phóng lựa chọn. Trong trận Khe SanhBattle of Khe Sanh , chiến trường là khu vực có nhiều ngọn đồi xếp chồng lên nhau bao quanh, phía dưới là những đường mòn tự nhiên đi xuyên qua lại. Cả khu vực gần như bị che kín với nhiều cây to, cao đến 20m, tán xòe rộng che phủ cả vùng rộng lớn. Dưới mặt đất phủ đầy các trảng cỏ voi cao quá đầu người và các rừng tre nứa dầy đặc. Tầm nhìn bị giới trong khoảng 5m. Các máy bay bay Mỹ bay tuần tra, thám thính bên trên cũng gần như không thấy được gì trên mặt đất. Đỉnh núi cao nhất trong vùng là đỉnh núi Động Tri cao 1015m. 3 ngọn núi cao kế tiếp là đồi 861, đồi 881 Bắc và 881 Nam tạo thành 2 lối đi chính. Trục đường chính là đường số 9 chạy xuyên qua nối liền từ Đông Hà đi ngang qua Khe Sanh, Làng Vei và đến Lào. Đường còn lại nằm phía Tây Bắc là thung lũng nhỏ hình thành bởi sông Rào Quán chạy giữa đỉnh Động Tri và đồi 861. Một ngọn đồi hiểm yếu nữa là đồi 558, đây là ngọn được Thủy Quân Lục Chiến Mỹ kết hợp lực lượng Đặc Biệt Mỹ chiếm được từ Quân Giải Phóng từ năm 1967. Quân Giải Phóng đã chọn nơi này làm nơi tập trung quân để tổ chức các cuộc tấn công vào phía Tây Quảng Trị

Tháng 8 năm 1962, các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ đã đến đây và thiết lập lực lượng Dân Sự Tự Vệ Civilian Irregular Defense Group – CIDG trong khu vực và sau này trở thành căn cứ Khe Sanh. Tháng 4 năm 1966, tiểu đoàn 1 thuộc sư đoàn 1 TQLC là đơn vị chính quy đầu tiên đã đến đây khi tham gia chiến dịch Virginia – Operation Virginia. Tháng 10 năm 1966, tiểu đoàn 1 thuộc sư đòan 3 TQLC khi tham gia chiến dịch Prairie đã đến đây đồn trú còn trại Dân Sự Chiến Đấu được chuyển đến Làng Vei cách Khe Sanh 9km hướng Tây Nam và tại đây tiếp tục tổ chức các cuộc tuần tra, chống thâm nhập của quân Giải Phóng

Tiểu đoàn 1 / 3 TQLC đóng tại căn cứ Khe Sanh cho đến tháng 2 năm 1967 mà không có cuộc đụng trận nào đáng kể và được đại đội E/ 2/ 9 TQLC đến thay thế. Giữa tháng 3 năm 1967, đại đội E đụng trận nặng với quân Giải Phóng tại đồi 861 và được đại đội B/ 1 / 9 đến tăng cường. Sau trận đánh, đại đội E quay về Phú Bài còn đại đội B ở lại đóng quân ở Khe Sanh

Căn cứ Khe Sanh nằm ở vùng thung lũng được che chắn ở đỉnh núi Động Tri, căn cứ có đường băng đầy bụi bặm được tiểu đoàn công binh của Hải Quân – Seabees xây dựng vào mùa Hè năm 1966 và có thể dùng để đáp máy bay trực thăng và máy bay vận tải. Đơn vị được sự yểm trợ của pháo đội F tiểu đoàn 2 trung đoàn 12 với pháo 105mm, được tăng cường 2 khẩu pháo 155mm và 2 khẩu súng cối 106mm. Khu vực Khe sanh cũng nằm trong tầm yểm trợ của pháo 175mm của tiểu đoàn 2/94 pháo binh từ căn cứ Camp Carroll và căn cứ Rockpile . Ngoài đại đội B/1/9 TQLC và lực lượng CIDG còn có đại đội Tác Chiến Hỗn Hợp TQLC và đại đội Địa Phương Quân đóng ở làng Khe Sanh cách đó 3.500m về hướng Nam

 

Xem lại : Trận Khe SanhBattle of Khe Sanh 1968 – P1

Xem tiếp : Trận Khe SanhBattle of Khe Sanh 1968 – P3

Leave A Reply

Your email address will not be published.