Trận Khe Sanh – Battle of Khe Sanh 1968

0 271

Trận Khe Sanh năm 1968 Battle of Khe Sanh 1968 được xem là trận đánh kéo dài và ác liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam khi quân Giải Phóng muốn lập lại trận đánh Điện Biên Phủ thứ 2, còn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lại muốn nhân cơ hội này để tiêu diệt đối phương

Đây là tài liệu lịch sử thuộc thư viện của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ do tướng L.F. Chapman Jr.  -tư lệnh binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ chủ trì biên với sự hỗ trợ biên soạn của tướng William C. Westmoreland – tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam và trung tướng Robert E. Cushman Jr. – chỉ huy lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ở Việt Nam. Tài liệu này được biên soạn vào năm 1969 và được lưu trữ ở Cục Lưu Trữ Quốc Gia Mỹ

Tướng Westmoreland đã ghi lời trong tài liệu này :

“Với vị trí là tư lệnh quân đội Mỹ – MACV ở Việt Nam, trong cuộc chiến ở Khe Sanh, tôi rất hoan nghênh binh chủng Thủy Quân Lục Chiến đã thực hiện tài liệu về trận Khe Sanh này. Ở trận đánh đó, họ đã trở thành các anh hùng khi đã phòng thủ kiên cường để chống lại kẻ thù vượt trội về quân số nhằm bảo vệ nước Cộng Hòa miền Nam Việt Nam chống lại chủ nghĩa Cộng Sản”

“Mục tiêu chính của kẻ thù trong cuộc Tổng Tiến Công và Nổi Dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là cướp chính quyền ở miền Nam, kêu gọi sự nổi dậy và đào ngũ từ lực lượng quân đội Sài Gòn. Song song với kế hoạch đó là chiếm giữ những khu vực ở hai tỉnh phía Bắc của miền Nam Việt Nam nằm ở phía Nam vùng phi quân sự DMZ để thành lập khu Giải Phóng. Do đó, Khu vực Khe Sanh tiếp giáp Lào trở thành mục tiêu chính nhằm đe dọa lực lượng phòng ngự ở khu vực phía Bắc của miền Nam Việt Nam nhằm lập kế hoạch tấn công Quảng Trị, chế ngự khu vực đông dân ở vùng ven biển. Họ cũng mong muốn lập lại chiến thắng quyết định như họ đã làm ở Điện Biên Phủ năm 1954 nhằm tạo hiệu ứng gây shock tinh thần và từ đó làm suy yếu tinh thần chiến đấu của người Mỹ

Trận Khe Sanh – Battle of Khe Sanh là một trận đánh đối mặt, kéo dài trong chiến tranh Việt Nam. Trong trận đấu này, sức chiến đấu khốc liệt của quân miền Bắc, sự quyết tâm của lực lược quân đội chúng ta, sự thất bại cục bộ của kẻ thù đều được thể hiện rõ ở đây”

W.C. Westmoreland

Tư lệnh quân đội Mỹ miền Nam Việt Nam

PHẦN I

BỐI CẢNH

Ngày 8 tháng 3 năm 1965, các đơn vị Mỹ đầu tiên thuộc lữ đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ của chuẩn tướng Frederick J. Karch đặt chân đến Đà Nẵng. Lúc này, tình hình chính trị lẫn quân sự ở miền Nam Việt Nam hết sức tồi tệ. Sau đó, các đơn vị tiếp theo được đưa đến và các khu vực phụ trách chiến đấu, khu vực hành quân, … được thiết lập . Tháng 5 năm 1965, lữ đoàn 9 được lực lượng đổ bộ Thủy Quân Lục Chiến số 3 – 3rd Marine Amphibious Force (III MAF ) thay thế với thành phần là sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến, không đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến và sau đó được tăng cường thêm sư đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến. Tháng 6 năm 1965, tư lệnh lực lượng III MAF là thiếu tướng Lewis W. Walt với trách nhiệm tổ chức các hoạt động của lực lượng Mỹ ở Vùng I Chiến Thuật bao gồm 5 tỉnh của miền Nam Việt Nam. Toàn bộ lực lượng Mỹ ở miền Nam Việt Nam đều được di chuyển đến các khu vực đã định. Tất cả các lực lượng này đều được đặt dưới quyền chỉ huy của cơ quan MACV (The US Military Assistance Command, Vietnam) Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam với chỉ huy là tướng William C. Westmoreland

Bản đồ vị trí căn cứ Khe Sanh trong trận Khe Sanh năm 1968 trong chiến tranh Việt Nam - Khe Sanh combat base position in battle of Khe Sanh 1968 in Vietnam war
Bản đồ vị trí căn cứ Khe Sanh trong trận Khe Sanh năm 1968 trong chiến tranh Việt Nam – Khe Sanh combat base position in battle of Khe Sanh 1968 in Vietnam war

Các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đã phối hợp với các đơn vị quân đội miền Nam Việt Nam (ARVN) thuộc Vùng I Chiến Thuật nhằm giành lại quyền kiểm soát cho chính quyền Sài Gòn, chống lại các cuộc tấn công của du kích địa phương. Ngoài ra, các cuộc hành quân, chiến dịch quy mô cỡ tiểu đoàn, trung đoàn nhằm lùng sục, tìm và diệt các đơn vị chính quy của miền Bắc Việt Nam (NVA). Hàng nghìn cuộc chạm súng với mực độ đội, tiểu đội, trung đội … đã diễn ra, lực lược Việt Cộng bị thiệt hại nặng và dần dần bị đẩy ra xa các vùng đông dân cư. Mỗi khi giành lại được một ngôi làng hoặc thị trấn nào ,   các hoạt động dân sự được thiết lập để củng cố lại đời sống dân cư. Tiến trình tuy diễn biến chậm chạp nhưng trong 1 năm đã giành lại quyền kiểm soát của hơn 2.000km2 lãnh thổ với hơn 500.000 dân cư . Sự ảnh hưởng của chính quyền ngày càng rõ nét ở các vùng nông thôn. Tình hình ann ninh, sức khỏe, y tế, giáo dục ngày càng được cải thiện…  và giáo dục ngày càng được nâng cao. Các báo cáo cho thấy, lượng quân sĩ Bắc Việt đào ngũ và các điệp viên quay về với chính quyền Sài Gòn, số dân làng không còn cảm tình với Việt Cộng, … ngày càng đông

Đến giữa năm 1966, các hoạt động quân sự của Mỹ và đồng minh tuy tiến triển chậm nhưng đã phá vỡ nhiều cơ sở thượng tầng của Việt Cộng, làm uy yếu nhiều đơn vị quân đội và giành lại quyền kiểm soát nhiều lãnh thổ cũng như nhiều dân chúng

Các yếu tố trên diễn ra rõ ràng trước mắt các lãnh đạo của miền Bắc Việt Nam. Họ hiểu rằng nếu không hành động nhanh và mạnh thì công sức chuẩn bị 10 năm cho công cuộc giải phóng miền Nam sẽ trở nên vô ích. Đối với giới quân sự Hà Nội, điều cốt lõi không phải là số lượng thương vong mà là sự tồn tại của các cơ sở thượng tầng của lực lượng du kích ở miền Nam.  Tuy nhiên, họ không muốn đụng trận với binh sĩ Mỹ ở khu vực đồng bằng hay vùng đông dân cư do e ngại hỏa lực vượt trội của quân Mỹ, đường tiếp liệu xa và dễ bị lộ vị trí. Họ mong muốn khu vực giao tranh sẽ là vùng đồi núi thuộc Lào hoặc khu vực phía Bắc. Thêm vào đó, họ e ngại nếu chịu một sự thất bại thì tổn hại cực lớn về mặt tuyên truyền , sẽ xảy ra tình trạng hàng loạt địa phương từ bỏ chế độ Cộng Sản

Xem tiếp : Trận Khe SanhBattle of Khe Sanh 1968 – P2

Leave A Reply

Your email address will not be published.