Trận đánh Khe Sanh 1968 – Battle of Khe Sanh – P4

0 150

Cuộc tấn công giành những ngọn đồi chung quanh căn cứ Khe Sanh trong trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh 1968 khiến sư đoàn 325C của quân Giải Phóng bị hao tổn quân số rất nặng và đứng ngoài cuộc chiến trong thời gian dài

Kế hoạch tấn công và chiếm căn cứ Khe Sanh của quân Giải Phóng bị thất bại. Trong khoảng thời gian từ 24 tháng 4 đến 12 tháng 5 năm 1967, ở khu vực Khe Sanh, Quân Giải Phóng tổn thất đến 940 người, TQLC Mỹ tổn thất 155 người chết, 425 người bị thương. Giai đoạn tiếp theo của kế hoạch quân Giải Phóng là tấn công Đông Hà và các căn cứ dọc bờ biển nên tướng Walt cho tái bố trí các lực lượng ở khu vực Khe Sanh. Ngày 11-13 tháng 5, tiểu đoàn 1/26 đến để thay thế tiểu đoàn 2/3 và tiểu đoàn 3/3 . Tiểu đoàn 2/3 được không vận, di chuyển về Đông Hà, pháo đội B/1/12 được xe kéo về Đông Hà. Ngày tiếp theo, tiểu đoàn 3/3 cũng về Đông Hà bằng xe tải. Đại đội A/1/26 được trực thăng di chuyển đến và đóng quân ở đồi 881 Nam, đại đội C/1/26 đóng ở đồi 861, đại đội B cùng bộ Chỉ Huy trung đoàn 26 đóng ở căn cứ Khe Sanh. Căn cứ này được tăng cường pháo đội A/1/13. Vào lúc 15h ngày 13 tháng 5, đại tá John J. Padley chỉ huy trưởng trung đoàn 26 đến thay thế cho đại tá Lanigan làm chỉ huy trưởng căn cứ Khe Sanh

Trong bảng báo cáo sau trận đánh các ngọn đồi trong trận đánh Khe Sanh, đại tá Lanigan cho biết, các đơn vị của ông đã phải chiến đấu trong một trận đánh bộ binh theo kiểu chiến tranh quy ước để chống lại 1 kẻ thù được huấn luyện tốt, trang bị chu đáo và có tính kỷ luật chiến đấu cao và được yểm trợ bởi hệ thống chiến hào dày đặc. Trước đây, quân Giải Phóng áp dụng chiến thuật vừa đánh vừa chạy và chiến thuật du kích. Tuy nhiên, ở trận đánh ở các quả đồi quanh Khe Sanh, quân Giải Phóng đã sử dụng chiến hào để chống lại quân Mỹ và quân Mỹ đã phải dùng lượng lớn bom pháo để đánh bật các quân Giải Phóng. Đại tá Lanigan cũng cho biết đây là trận đánh với độ chính xác nhất và cũng tàn khốc nhất của bom pháo mà mà ông đã chứng kiến trong 3 cuộc chiến gồm Thế Chiến 2, chiến tranh Triều Tiên và ở Việt Nam

PHẦN II

KHOẢNG LẶNG YÊN GIỮA NHỮNG CƠN BÃO

Sau khi các đơn vị thuộc trung đoàn 3 TQLC rời khỏi, trận đánh Khe Sanh trong các tháng còn lại của năm 1967 khá yên tĩnh. Một số cuộc chạm súng lẻ tẻ vẫn diễn ra cho thấy quân Giải Phóng vẫn còn ở chung quanh nhưng với quân số giảm hẳn.

Trong khoảng thời gian mùa Hè và mùa Thu năm 1967, chiến trận chủ yếu sôi động ở khu vực phía Đông  Bắc tỉnh Quảng Trị và nằm ở dọc khu vực DMZ nơi mà quân Giải Phóng đang tập trung đến 37 tiểu đoàn ở đây. Quân TQLC Mỹ cũng đưa vào đây 8 tiểu đoàn thay phiên nhau để tiến hành các cuộc lùng sục ngắn hạn trong đó luôn có 3-4 tiểu đoàn thường xuyên túc trực chiến đấu. Tuy nhiên, áp lực quân Giải Phóng quá lớn và con số 8 tiểu đoàn là không đủ và tướng Westmoreland đã quyết định tái bố trí khắp miền Nam Việt Nam. Ông lấy các đơn vị binh sĩ từ các tỉnh bị ít áp lực đưa đến Vùng I Chiến Thuật

Tháng 4 và tháng 5 năm 1967, tướng Westmoreland thành lập lực lượng Đặc Nhiệm Oregon – Task Force Oregon với quân số bao gồm 9 tiểu đoàn từ Vùng II và Vùng III Chiến Thuật và đưa đơn vị này đến Chu Lai – Đức Phổ để tăng cường cho Vùng I Chiến Thuật và đặt dưới sự điều động của tướng Walt. Cuối tháng 5, 5 tiểu đoàn từ trung đoàn 5 và trung đoàn 7 ở Chu Lai trong đó có 2 tiểu đoàn được di chuyển đến khu vực núi Lộc Sơn phía Tây Bắc thị xã Tam Kỳ để hỗ trợ chương trình bình định, 3 tiểu đoàn còn lại được đưa đến Đà Nẵng để thay thế cho 2 tiểu đoàn TQLC ở đây là tiểu đoàn 1/2 và 2/1 TQLC được đưa lên Huế và Quảng Trị

Ngoài việc yêu cầu tăng viện trực tiếp từ Mỹ, tướng Westmoreland cũng yêu cầu Đô Đốc Grant Sharp – tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương hỗ trợ. Ngoài 2 lực lượng đổ bộ Đặc Biệt đang hành quân cùng Hạm Đội 7, đô đốc Sharp còn có đội đổ bộ đang làm trừ bị, tái huấn luyện tại Okinawa là Marine Battalion Landing Team (BLT 3/4) với quân số 1.233 người và do thiếu hụt binh sĩ ở chiến trường Việt Nam nên cơ quan MACV cũng đã lấy nó. Ngày 15 tháng 5, đơn vị này được không vận đến Đông Hà. Lúc này khu vực DMZ của Vùng I Chiến Thuật đã được tăng cường mạnh mẽ với thêm 4 tiểu đoàn TQLC nâng tổng tổng số lên thành 7 tiểu đoàn TQLC. Lực lượng đổ bộ Đặc Biệt ngoài hạm đội 7 luôn sẵn sàng đổ bộ tăng cường thêm 2 tiểu đoàn. Ngoài ra nhóm đổ bộ SLF Alpha (BLT 1/3 và HMM 362) được đặt trong tình trạng báo động 24 giờ, nhóm đổ bộ SLF Barvo (BLT 2/3 và HMM 164) được đặt trong tình trạng báo động 96 giờ

Trong những tháng sau giữa năm 1967, quân Giải Phóng liên tiếp tổ chức các cuộc tấn công đẫm máu dọc theo khu DMZ với cường độ ngày càng ác liệt và bị hỏa lực Mỹ nghiền nát hết trận này đến trận khác. Vào tháng 7, quân Giải Phóng được sự yểm trợ của pháo 130mm tầm xa từ phía Bến Hải đã tấn công vào căn cứ Cồn Tiên – Con Thien base, các đơn vị thuộc trung đoàn 9 TQLC Mỹ được tăng cường bởi SLF Alpha và SLF Bravo đã mở chiến dịch Buffalo – Operation Buffalo để phản công từ ngày 2 tháng 7 đến 14 tháng 7 và tiệu diệt 1.290 quân Giải Phóng, lính Mỹ chết 159 người và 345 người bị thương

Sau thất bại đó, quân Giải Phóng chuyển sang dùng pháo tầm xa và các dàn phóng rocket được giấu kín trong các hang núi, các cánh rừng dày đặc liên tiếp pháo kích vào các vị trí TQLC Mỹ từ Cửa Việt đến Cam Lộ. Ngày 3 tháng 9, quân Giải Phóng đã phóng rocket vào Đông Hà gây hàng loạt vụ nổ kéo dài suốt 4 giờ, gây hư hỏng nhiều trực thăng, phá hủy hàng nghìn lít xăng dầu, hàng tấn đạn dược, khói bốc lên cao hơn 4.000m và có thể thấy rõ từ Huế – Phú Bài

Bản đồ vị trí căn cứ Khe Sanh và vùng I Chiến Thuật trong trận Khe Sanh năm 1968 trong chiến tranh Việt Nam - Khe Sanh combat base position in battle of Khe Sanh 1968 and I Tactical Zone in Vietnam war
Bản đồ vị trí căn cứ Khe Sanh và vùng I Chiến Thuật trong trận Khe Sanh năm 1968 trong chiến tranh Việt Nam – Khe Sanh combat base position in battle of Khe Sanh 1968 and I Tactical Zone in Vietnam war

Căn cứ Cồn Tiên – Con Thien base nằm trên đỉnh đồi 158, cách Đông Hà khoảng 18km hướng Tây Bắc. Tuy chỉ là căn cứ nhỏ và chỉ có quân số khoảng 1 tiểu đoàn tăng cường, nhưng do nằm vị trí trọng yếu có thể quan sát và khống chế toàn bộ khu vực chung quanh nên quân Giải Phóng liên tục mở các cuộc tấn công bằng bộ binh lẫn pháo kích với cường độ cao nhiều khi lên đến 1.233 viên đạn pháo / ngày. Lính Mỹ đã cho xe ủi đất san bằng khu vực chung quanh đồng thời liên tục mở các chiến dịch hành quân giải tỏa áp lực, ngay tiếp sau chiến dịch Buffalo, lính Mỹ mở tiếp chiến dịch Kingfisher – Operation Kingfisher và đến ngày 31 tháng 10 đã tiêu diệt 1.117 quân Giải Phóng, tổn thất 340 chết

Một khu vực khác cũng là tâm điểm của chiến trận là khu vực núi Lộc Sơn, đây là khu đồng bằng với những đồng ruộng nằm giữa Hội An và Tam Kỳ và là vùng hoạt động của sư đoàn 2 Bắc Việt. Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1967, các binh chủng TQLC, bộ binh, binh sĩ VNCH đã mở 13 cuộc hành quân nơi đây, tiêu diệt 5.395 quân Bắc Việt và đến cuối năm 1967, sư đoàn 2 Bắc Việt đã bị xem là tổn thất quá nặng và không còn sức chiến đấu

Xem lại : Trận Khe SanhBattle of Khe Sanh 1968 – P3

Xem tiếp : Trận Khe SanhBattle of Khe Sanh 1968 – P5

Leave A Reply

Your email address will not be published.