Trận đánh Khe Sanh 1968 – Battle of Khe Sanh – P5

0 312

Từ giữa năm 1967, trong khi khu vực DMZ diễn ra nhiều trận đánh ác liệt và đẫm máu thì diễn biến trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh lại khá yên ả, chỉ vài cuộc chạm súng lẻ tẻ

Tháng 5 năm 1967, đại tá Padley – chỉ huy trưởng căn cứ Khe Sanh mở chiến dịch Crockett để chiếm các điểm cao then chốt trong khu vực, tăng cường và hỗ trợ các chốt tiền tiêu, tổ chức các cuộc thám sát xa khu vực. Lực lượng tại Khe Sanh của đại tá Padley chỉ bao gồm tiểu đoàn 1/26 TQLC của trung tá James B. Wilkinson, bộ phận Chỉ Huy của trung đoàn 26 TQLC và một pháo đội. Đại tá Padley cử 1 đại đội đóng ở đồi 881 Nam, 1 đại đội ở đồi 861, 1 nhóm binh sĩ đóng ở đồi 950 để bảo vệ trạm truyền tin được thiết lập ở đây, 1 đại đội và đại đội hỗ trợ đóng ở căn cứ Khe Sanh để bảo vệ bộ chỉ huy Trung đoàn. Còn lại 1 đại đội làm nhiệm vụ trừ bị

Ngày 21 tháng 5, đại đội A đụng trận với 1 đơn vị Bắc Việt cỡ 1 đại đội và kết quả là 25 Quân Giải Phóng chết, TQLC Mỹ chết 2 người. Cùng ngày hôm đó, trại CIDG ở Làng Vei cũng bị tấn công. Ngày 6 tháng 6, đồi 950 bị tấn công và căn cứ Khe Sanh bị pháo kích. Ngày 7 tháng 6, 1 trung đội thuộc đại đội B đụng trận ở khu vực cách đồi 881 Nam khoảng 2.000m về hướng Tây Bắc, 1 trung đội thuộc đại đội A được đưa đến tăng viện, kết quả có 66 Quân Giải Phóng chết, TQLC Mỹ chết 18 người

Các cuộc đụng trận diễn ra liên tiếp và TQLC Mỹ quyết định tăng cường tiểu đoàn 3/26 của trung tá Kurt L. Hoch đến Khe Sanh vào ngày 13 tháng 6. Và chỉ 2 tuần sau, đại đội I và đại đội L của tiểu đoàn 3/26 đã chạm trán quân Giải Phóng cách căn cứ Khe Sanh khoảng 5.000m về hướng Tây Nam với kết quả giết chết 35 quân Giải Phóng

Chiến dịch Crockett – Operation Crockett với 2 tiểu đoàn TQLC kéo dài đến ngày 16 tháng 7 với tổn thất khá nặng cho phía TQLC Mỹ với kết quả tiêu diệt 204 quân Giải Phóng , TQLC mất 52 lính và bị thương 255 người . Sau khi Chiến dịch Crockett kết thúc, TQLC Mỹ lại mở tiếp chiến dịch Ardmore – Opeartion Ardmore. Tuy khác tên, nhưng vẫn là khu vực hoạt động quanh căn cứ Khe Sanh như cũ, đơn vị hành quân như cũ. Tuy nhiên, quân Giải Phóng đã không còn chủ động tấn công mà bắt đầu lẫn tránh các cuộc giao tranh. Kết quả chỉ còn vài trận chạm súng lẻ tẻ

Ngày 12 tháng 8, đại tá David E. Lownds thay thế đại tá Padley nắm quyền chỉ huy  trung đoàn 26 TQLC.  Sư đoàn 3 TQLC cũng dời vị trí phụ trách lên gần khu vực DMZ và dịch sang biên giới Việt Lào. Trong tháng 6, trung tướng Robert E. Cushman Jr. cũng đã thay thế tướng Walt nắm quyền chỉ huy lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Dã Chiến số 3 – III MAF. 

Tại khu vực trận Khe Sanh, khi tướng Lownds nhậm chức thì ông ông bị rút bớt quân khi tiểu đoàn 3/26 bị rút 2 đại đội K và L để tăng cường cho trung đoàn 9 TQLC tiến hành chiến dịch Kingfisher. 3 tuần sau, phần còn lại của tiểu đoàn 3/26 cũng bị rút đi. Đại tá Lownds than thở :

“Cảm giá đây không phải là chức vụ của trung đoàn trưởng mà chỉ là giám sát tiểu đoàn”

Dù vậy, đại tá Lownds vẫn chịu trách nhiệm chỉ huy các lực lượng TQLC lẫn lực lượng CIDG và mặt trận Khe Sanh. Công việc tổ chức phòng ngự căn cứ Khe Sanh được đẩy mạnh, binh sĩ liên tục đào các chiến hào, củng cố vị trí phòng thủ, xây dựng các bunker chiến đấu. Trung tá Wilkison của tiểu đoàn 3/26 nói :

“Các trận mưa liên tục ít tác động đến đồi 881 nhưng làm đồi 861 ngập nặng. Các chiến hào ở đây đều bị cuốn trôi và lấp đầy đất. Vài hầm bị đổ sập, một số hầm khác do ngập nước trở nên suy yếu và phải xây lại. Các binh sĩ đã lấy 27 cái thùng xăng sức chứa 207L khoét 2 đầu để làm ống dẫn nước và đặt vào chiến hào để nước thoát ra ngoài. Vật liệu xây dựng không có sẵn, tất cả đều phải dùng trực thăng vận chuyển. Ý tưởng dùng gỗ xây hầm và công sự cũng không khả thi do toàn bộ cây cối chung quanh đều bám đầy mảnh bom pháo và binh sĩ không muốn liên tục làm hỏng các lưỡi cưa. Mặc dù khó khăn và thiếu thốn, binh sĩ đồi 881 Nam và đồi 861 cũng đã tạm thời có nóc che chắn”

Đường băng cũ ở căn cứ Khe Sanh vốn đầy bụi bặm được sửa chữa lại. Các đơn vị công binh Seabees đã lót các vỉ nhôm. Nhưng do phía dưới không được lèn đá nên mưa xuống làm xói mòn đất phía dưới các vỉ nhôm làm đường băng bị thụn xuống vài nơi. Ngày 17 tháng 8, đại tá Lownds đã đóng cửa đường bay và binh sĩ đã dùng một ngọn đồi cách căn cứ 1500m hướng Tây Nam để làm nơi lấy đá. 3 máy nghiền đá nặng 15 tấn và các thiết bị khai thác được đưa đến đây để lấy đá sửa đường băng. Suốt tháng 9 và tháng 10, các máy bay vận tải C-130 của sư đoàn không vận số 315 đã vận chuyển 2.350 tấn các tấm vỉ nhôm, nhựa đường, vật liệu xây dựng, … đến căn cứ Khe Sanh bằng cách thả dù và bung dù ở độ cao thấp. Khi đường băng bị đóng, các trực thăng và các máy bay nhỏ C-7 Caribou được sử dụng do chỉ cần đường băng ngắn. Ngày 27 tháng 10, đường băng được sửa xong và mở trở lại, các máy bay C-123 và sau đó là các máy bay C-130 đã có thể đáp xuống

Ngày 31 tháng 10, chiến dịch Ardmore chấm dứt. Trong 3 tháng rưỡi, chỉ có vài cuộc đụng trận lẻ tẻ với kết quả 113 quân Bắc Việt bị giết và 10 lính Mỹ thiệt mạng. Ngày 1 tháng 11, lính Mỹ lại mở chiến dịch Scotland I – Operation Scotland 1 với cũng cùng đơn vị, cùng khu vực hành quân. Thực chất thì chiến dịch Scotland I chỉ là chiến dịch Ardmore kéo dài thêm

Xem lại : Trận Khe SanhBattle of Khe Sanh 1968 – P4

Leave A Reply

Your email address will not be published.