Pháp y và thực nghiệm vụ án trong thời đại phong kiến

0 61

Thực nghiệm vụ án là biện pháp điều tra được tiến hành thông qua các hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt trong điều kiện tương tự như vụ án xảy ra để phục vụ công tác điều tra. Pháp y là các hoạt động giám định trong y khoa  như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, mổ xác, xác định thương tật, tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu thân thể bị xâm phạm, kiểm tra, xác định vật chứng, tang chứng.

Trong tài liệu về “khoa học hình sự” có nhắc đến một vụ án xảy ra vào triều đại nhà Ngô (khoảng năm 220-280 sau Công Nguyên). Một người phụ nữ đã sát hại chồng và sau đó phóng hỏa đốt ngôi nhà khiến căn nhà bị thiêu rụi, khai man rằng chồng cô đã chết do cháy nhà. Tuy nhiên, gia đình chồng nghi ngờ cô và tố cáo cô trước chính quyền. Người phụ nữ phủ nhận tội ác của mình. Chang Chu sau đó đã cho bắt hai con heo. Anh ta đã giết một con và để con còn lại sống. Sau đó, anh ta đốt cháy cả hai con trong một nhà kho với một đống củi. Khi điều tra sự khác biệt giữa hai con heo bị đốt, anh ta phát hiện ra rằng con heo bị giết trước đó không có tro trong miệng, trong khi miệng của con heo bị thiêu sống có đầy tro. Sau đó, người ta xác minh rằng không có tro trong miệng của người chết. Khi đối diện với bằng chứng này, người phụ nữ đã phải thực sự thú nhận tội lỗi của mình.

Giáo sư Van Golik đã từng nhận xét rằng Chang Chu đã chọn heo làm vật thử nghiệm trong thực nghiệm lại vụ án là hoàn toàn chính xác do về mặt phẫu thuật học lẫn kích thước, cơ thể heo rất giống với cơ thể người . Về mặt pháp y, khi con heo còn sống sẽ cần phải thở và hít cả tro vào miệng vào phổi còn heo chết thì không, điều này cũng tương tự khi xem xét pháp y đối với con người

Một vụ thực nghiệm vụ án khác là Tô Nguyên (1043 trước Công Nguyên) phụ trách đóng tàu cho triều đình nhà Tống. Lúc này những chiến thuyền nhà Tống có chất lượng rất kém và thường xuyên bị hỏng do không vững chắc. Ông phát hiện những chiếc tàu này dùng quá ít đinh được giao để đóng nhưng ông không biết số đinh bị thất thoát là bao nhiêu do những chiếc tàu kém chất lượng đều đã bị chìm. 

Sau khi suy nghĩ, một hôm, ông ra lệnh mang chiếc tàu vừa mới được đóng xong và cho đem đi đốt cháy. Sau khi chiếc tàu bị thiêu rụi, ông cho gạn lọc hết các tro tàn và mang số đinh không bị thiêu rụi mang đi cân và phát hiện rằng số đinh chỉ bằng 1/10 so với số đinh mà một chiếc tàu cần phải sử dụng. Sau đó, người phụ trách đóng tàu đã phải cúi đầu nhận tội

Leave A Reply

Your email address will not be published.