Trận A Sầu năm 1966 – Battle of A Shau 1966 – P2

0 223

Việc quân Mỹ phải bỏ căn cứ A Sầu trong trận A Sầu – Battle of A Shau hay còn gọi là Battle of A Sau năm 1966 được xem là thắng lợi về mặt chiến thuật đối với quân Giải Phóng

Lúc 11h15, đội bay A-1 do thiếu tá Fisher chỉ huy tiến vào. Do đã bay yểm trợ vào hôm trước nên ông nắm rõ tình thế. Biết rằng lực lượng bạn bên dưới chỉ còn nắm giữ góc Bắc nên ông ra lệnh cho chiếc A-1 bay cùng ông do đại úy Francisco Varquez chỉ huy cùng oanh kích vào góc tường phía Nam. Đội bay A-1 khác do thiếu tá Dafford W. Myers chỉ huy cùng chiếc A-1 do đại úy Huber King lái thuộc Phi Đoàn chiến đấu cơ 602 đóng ở Quy Nhơn cùng yểm trợ bên dưới.

Sau khi xem xét, Fisher cảm thấy các trực thăng không thể đáp xuống để cứu Myers do hỏa lực mặt đất quá mạnh, ông quyết định đáp chiếc máy bay A-1 của mình xuống đường băng. Lúc này vào khoảng 11h45, thêm 2 chiếc A-1 của đại úy Dennis B. Hague Jon I. Luca cũng bay đến và yểm trợ cho Fisher đáp xuống để cứu Myers

Ngày 10 tháng 3 , đã có 210 phi xuất bao gồm 103 của Thủy Quân Lục Chiến, 67 của Không Quân, 19 của Hải Quân và 12 của VNCH đã oanh kích yểm trợ cuộc triệt thoái. Thời tiết xấu nên các máy bay phần lớn phải bay cao nên yểm trợ không chính xác. Một số bay thấp thì gặp lưới phòng không dày đặc. Khoảng 17h, trực thăng Mỹ bay đến và di tản 69 người. Căn cứ A Sầu chính thức bị bỏ vào lúc 17h45

Quân số ở căn cứ A Sầu gồm có 17 người Mỹ thuộc lực lượng Đặc Biệt, 149 người Nùng, 219 người Thượng thuộc lực lượng Dân Sự Chiến Đấu CIDG . Phía Mỹ có 5 chết, 12 bị thương. Chỉ có 172 người Việt được di tản . Số còn lại được xem như chết hoặc mất tích mặc dù một số trốn thoát được và sau đó về được các căn cứ gần đó. 

[redirect url='https://bit.ly/Tran-A-Sau-1966' sec='2']

Leave A Reply

Your email address will not be published.