Sài Gòn – Mỹ Tho : Tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam cách đây 140 năm

0 228

Tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho là tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam và cũng là đầu tiên của Đông Dương, đã được nghiên cứu và lên kế hoạch từ cách đây 140 năm và đi vào hoạt động từ năm 1885 đến năm 1958

Vào ngày 22/11/1880, tức cách đây 140 năm, dự án xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam được đưa ra thảo luận. Dự án này tạo ra cuộc tranh luận “nảy lửa” về những băn khoăn liên quan tới hiệu quả kinh tế và sự cần thiết. Sau nhiều cuộc tranh luận kéo dài, đến đầu năm 1881, tuyến đường sắt từ Sài Gòn tới Mỹ Tho chính thức được phê duyệt với tổng kinh phí gần 12 triệu Franc (một đơn vị tiền tệ của Pháp thời đó, hiện đã được thay thế bằng đồng Euro). Đây cũng là tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương.

Đến giữa năm 1881, công trường được tổ chức quy mô, khẩn trương, huy động 11.000 lao động với chủ yếu là dân công người Việt. Ngoài ra còn có nhiều sĩ quan công binh cùng nhiều kỹ sư từ Pháp sang để hỗ trợ. Để xây dựng công trình này do khi đó nền công nghiệp vật liệu xây dựng hay cơ hí ở Việt Nam còn rất nghèo nàn nên gần như mọi vật liệu đều được chở từ Pháp về. 

Ngày 20/7/1885, tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho được hoàn thành với mức tổng chi phí là 11,6 triệu Franc (ít hơn so với dự toán ban đầu là 12 triệu Franc ). Đây là tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam và cũng là tuyến đường sắt đầu tiên ở Đông Dương. Lúc này, dù đường sắt đã được đưa vào sử dụng nhưng hành khách phải xuống tàu ở Bến Lức (thuộc tỉnh Long An ngày nay) do cầu vượt sông Vàm Cỏ Đông chưa bắc xong.

Đến tận tháng 5/1886, chuyến tàu đầu tiên chạy toàn tuyến xuất phát từ ga Sài Gòn (Công viên 23/9 ngày nay), vượt sông Vàm Cỏ Đông đến ga cuối cùng tại trung tâm thành phố Mỹ Tho. Hành trình diễn ra trên tuyến đường dài hơn 70km.

Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại : Tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho có tổng cộng 15 ga. Xe lửa xuất phát từ ga Sài Gòn đi qua An Đông, Phú Lâm, An Lạc, Bình Điền. Trên Quốc lộ 1, xe lửa dừng lại ở các ga: Bình Điền, Bình Chánh, Gò Đen, Bến Lức, Cầu Voi, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Trung Lương và kết thúc tại ga Mỹ Tho nằm sát sông Tiền (tượng đài Thủ Khoa Huân ngày nay). Thời gian đi hết tuyến khoảng 2 giờ 30 phút, về sau được rút ngắn còn chưa tới 2 giờ, tức tàu chạy với tốc độ khoảng 37km/h. Đây là tốc độ rất nhanh so với phương tiện phổ thông của người Việt lúc bấy giờ chủ yếu là ghe xuồng hay xe ngựa.

“Sự kiện này đánh dấu sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam. Tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho được đánh giá là giúp thay đổi hẳn tư duy giao thông của người Việt vào cuối thế kỷ XIX khi trước đó chỉ có hai phương tiện là ngựa và ghe thuyền. Xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho ngày ấy sử dụng đầu kéo là máy hơi nước”, 

Từ khi được đưa vào sử dụng tuyến đường sắt này rất lãi do người dân sử dụng rất nhiều do ưu thế về tốc độ, thời gian và khả năng vận tải hơn hẳn các phương tiện đang có. Theo các báo cáo, lợi nhuận của tuyến đường sắt có năm đạt đến 4 triệu Franc. Nhưng đến những năm 1950, khi xe hơi, tải tải, … bắt đầu được phát triển nhiều ở miền Nam Việt Nam, hệ thống đường xá được cải thiện thì nhiều dân chuyển sang đi đường bộ và không còn sử dụng đường sắt nữa. Do đó, năm 1958, tuyến đường sắt này đã ngưng chạy

“Với 73 năm tồn tại, tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho đã tác động mạnh vào đời sống, tình cảm, tập quán, văn hóa… của người dân Nam Bộ, đặc biệt là khu vực phía Bắc sông Tiền. Qua bao nhiêu thời gian, tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho giờ chỉ còn lại trong ký ức những người lớn tuổi”

Leave A Reply

Your email address will not be published.