Chiến thuật sai lầm của xe tăng quân Giải Phóng ở trận An Lộc năm 1972

0 676

Sai lầm của xe tăng quân Giải Phóng ở trận An Lộc năm 1972 được thiếu tá Robert E. Kelso ghi nhận, phân tích và làm tài liệu giảng dạy tại trường Đại Học Ohio năm 1973

Vào năm 1972, Quân Đội Việt Nam mở chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 nhưng chính sử thường gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 còn lịch sử Hoa Kỳ gọi là Easter Offensive 1972, tại mặt trận An Lộc, quân Bắc Việt tấn công An Lộc với lực lượng bộ binh hùng mạnh bằng 3 sư đoàn 5,7,9, được yểm trợ bởi lực lượng hơn 100 xe tăng T-54 của Liên Xô, xe tăng Type-63 của Trung Quốc, xe thiết giáp PT-76, … thuộc trung đoàn 202, 203 thiết giáp. Ngoài ra còn có sự yểm trợ của pháo binh tầm xa 130mm, pháo phòng không, cao xạ 37mm, 57mm,  tên lửa vác vai Strella… những đã thất bại mà không chiếm được An Lộc.

Đến hôm nay, 36 chiếc xe tăng mà phần lớn là xe tăng T-54, còn lại là xe thiết giáp PT-76, Type-63 với nòng pháo 100mm bị phá hủy vẫn còn nằm trong thị trấn An Lộc. Hàng chục chiếc khác vẫn nằm rải rác trên các con đường dẫn vào thị trấn. Chúng bị phá hủy trong khoảng thời gian ngày 13-25 tháng 4 năm 1972

Trong trận đánh An Lộc năm 1972, 3 sư đoàn Bắc Việt đã được sự yểm trợ của trên 100 xe tăng và thiết giáp nhưng sai lầm chiến thuật của xe tăng Quân Giải Phóng tại trận An Lộc 1972 như xe tăng tiến độc lập mà không có bộ binh đi kèm, không thuộc đường xá, không được huấn luyện kỹ, … nên phần lớn xe tăng, xe bọc thép, … đã bị sư đoàn 5 VNCH phá hủy khá dễ dàng tại trận đánh An Lộc. Thoạt đầu, sự xuất hiện đông đảo của xe tăng Quân Giải Phóng đã khiến quân đội VNCH hoảng loạn nhưng sau đó, với việc lượng lớn xe tăng Bắc Việt bị phá hủy đã tạo hiệu ứng ngược lại, kích thích tinh thần chiến đấu của binh lính Sài Gòn

[redirect url='https://bit.ly/Xe-Tang-QGP-An-Loc' sec='2']

Leave A Reply

Your email address will not be published.