Trận An Lộc trong Mùa Hè Đỏ Lửa – Battle of An Loc in Easter Offensive 1972

0 218

Trận An Lộc trong Mùa Hè Đỏ Lửa – Battle of An Loc in Easter Offensive 1972 là trận đánh ở vùng III Chiến Thuật trong chiến dịch Xuân Hè hay còn gọi là chiến dịch Nguyễn Huệ hoặc Mùa Hè Đỏ Lửa trong chiến tranh Việt Nam

Theo tướng John W. Vogt – tư lệnh Không Lực 7 ở Thái Bình Dương, trong trận đánh An Lộc, quân Việt Cộng / Bắc Việt đã không thể chịu nổi những tổn thất nên không thể tạo những mối đe dọa cho Sài Gòn. Việc tổn thất quá nặng ở 3 sư đoàn thiện chiến đã báo tín hiệu cho sự chấm dứt những mối đe dọa ở Vùng III Chiến Thuật trong Mùa Xuân và Mùa Hè năm 1972

Từ nhiều tháng trước khi diễn trận An Lộc – battle of An Lộc trong chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa, quân đội Mỹ và Sài Gòn đã suy đoán một chuỗi các cuộc tấn công sẽ diễn ra rộng khắp miền Nam Việt Nam. Một số tướng lĩnh tin rằng cuộc tấn công sẽ diễn ra vào khoảng thời gian Tết Âm Lịch tức tháng 2 năm 1972 như trong cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Một số tướng lĩnh Việt Nam lại tin rằng cuộc tấn công sẽ vào khoảng tháng 3. Tuy nhiên, các chỉ huy đồng minh lẫn Nam Việt Nam đều tin rằng cuộc tấn công sắp diễn ra và mặt trận chính sẽ là Vùng I và Vùng II cùng 1 số cuộc tấn công sẽ diễn ra ở phía Tây Vùng III Chiến Thuật.

Đêm 31 tháng 3 rạng sáng ngày 1 tháng 4, các diễn biến quân sự ở Tây Ninh cho thấy quân Bắc Việt đã chọn đây là mục tiêu như các cuộc suy đoán trước đó. Các cuộc tấn công diễn ra ác liệt ở căn cứ hỏa lực Lac Long – FSB Lac Long cách Thiện Ngôn khoảng 11km về hướng Bắc và cách Tây Ninh khoảng 35km hướng Tây Bắc . Quân Giải Phóng đã tung ra cuộc tấn công với xe tăng yểm trợ được mở đầu bằng cuộc pháo kích dữ dội với hơn 600 quả đạn pháo và rocket được bắn. Tuy nhiên cuộc tấn công bị đẩy lùi và quân Giải Phóng tổn thất nặng với hơn 150 thi thể để lại tại trận địa

Đêm ngày 2 rạng 6 ngày 3, ba xe tăng quân Giải Phóng với lực lượng bộ binh đã mở cuộc tấn công mới với sự yểm trợ của trên 600 quả đạn pháo kích vào căn cứ Lạc Long. Cuộc tấn công ác liệt đã phá vỡ tuyến thủ tuyến phòng thủ và buộc binh sĩ VNCH phải rút về phía Nam của căn cứ để tiếp tục chống trả nhưng sau đó áp lực quá nặng phải bỏ căn cứ và rút lui.

[redirect url='https://bit.ly/Tran-An-Loc-1972' sec='2']

Leave A Reply

Your email address will not be published.