Trận Đánh Khe Sanh – Battle Of Khe Sanh 1968 – P13

0 176

Trong trận đánh Khe Sanhbattle of Khe Sanh 1968, những ngày cuối tháng 2 năm 1968 diễn ra khá yên ắng, quân Giải Phóng chỉ tập trung pháo kích, tiến hành các cuộc thâm nhập, .. chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công

Quân Mỹ phát hiện rằng quân Giải Phóng đang tăng cường tiến hành các cuộc thâm nhập, dọ thám,… . Tuy nhiên, các cuộc giao chiến chỉ diễn ra lẻ tẻ và nhanh chóng chấm dứt và quân Giải Phóng lập tức rút lui khi quân Mỹ pháo kích hoặc không kích yểm trợ. Quân Mỹ hiểu rằng đối phương đã tập trung quân, đang thăm dò trận địa và trận Khe Sanh sắp bắt đầu

Từ giữa tháng 2, tuyến phòng thủ ở căn cứ Khe Sanh của quân Mỹ đã được thiết lập vững chắc. Các vị trí phòng thủ, chốt tiền tiêu, …. đều có từ 3-4 lớp hàng rào kẽm gai, bãi mìn, chiến hào sâu, các hầm, công sự có nóc chống được đạn pháo cối, … . Các chỉ huy Mỹ đốc thúc việc xây dựng tuyến phòng thũ ngày càng chắc chắn hơn

Điều đáng lo ngại là lúc này thời tiết ở Khe Sanh – battle of Khe Sanh rất xấu, buổi sáng luôn có mây mù với các đám mây thấp, tầm nhìn bị hạn chế chỉ trong khoảng 5-8m dưới mặt đất. Ngay cả khi mặt trời lên cao, cũng mất thêm vài giờ để có thể xua tan hết các đám mây mù. Thời tiết quá xấu nên các cuộc không kích đều mang lại hiệu quả kém cõi. Ngay cả trên bộ, tầm nhìn cũng bị giới hạn trong khoản 30m-150m. Lợi dụng tình hình đó, quân Giải Phóng thường xuyên đột nhập đến gần căn cứ mà không bị phát hiện. Đến khi thời tiết tốt lên, họ sẽ dễ dàng quan sát và gọi và chỉ tọa độ cho các pháo tầm xa 130mm hoặc pháo cối bắn vào căn cứ

Công việc tiếp tế cho 6.680 binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ở Khe Sanh hoàn toàn bằng đường hàng không. Mỗi khi các máy bay vận tải C-130 đáp xuống là lập tức các khẩu cối, pháo tầm xa, … lập tức bắn tới tấp vào đường băng. Các khẩu pháo tầm xa được đặt trong các hang núi Cô rốc trên đất Lào mà pháo binh Mỹ bắn không tới được

[redirect url='https://bit.ly/33k9mhy' sec='2']

Leave A Reply

Your email address will not be published.