Mùa hè đỏ lửa năm 1972 – Easter Offensive 1972 hay chiến dịch Nguyễn Huệ – P15

0 494

Trong 10 ngày cuối cùng của trận đánh Cổ Thành Quảng Trị trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 , quân Giải Phóng tổn thất 2.767 người còn Thủy Quân Lục Chiến VNCH tổn thất trung bình 150 người / ngày

Ngày 8 tháng 9, tướng Ngô Quang Trưởng quyết định mở 3 cuộc tấn công độc lập để hỗ trợ cho nỗ lực chính là tái chiếm thị trấn Quảng Trị. Sư đoàn Nhảy Dù tấn công và chiếm được 3 vị trí then chốt ở La Vang nằm ở phía Nam cổ thành Quảng Trị. Từ vị trí chiến lược này, lực lượng Nhảy Dù đã lập tuyến phòng thủ che chắn sườn phía Nam của cánh quân Thủy Quân Lục Chiến để tấn công cổ thành Quảng Trị. Thoạt đầu, quân Giải Phóng nổ lực ngăn chặn đà tiến quân nhưng ngày 14 tháng 9, tiểu đoàn 6 TQLC đã chọc thủng tuyến phòng ngự và chiếm được một phía tường của cổ thành . Ngày hôm sau, các binh sĩ TQLC đã dùng khe hở này tấn công vào phía Đông và phía Nam của cổ thành. Đến tối ngày 15 tháng 9, cổ thành đã bị TQLC tái chiếm . Ngày 16 tháng 9, lá cờ VNCH được kéo lên đánh dấu cổ thành đã hoàn toàn kiểm soát.

Trưa ngày hôm sau, các toán TQLC đã mở các cuộc lục soát chung quanh để mở rộng kiểm soát thị trấn Quảng Trị. Trong suốt 10 ngày cuối cùng của trận đánh cổ thành Quảng Trị trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972, phía VNCH ghi nhận quân Giải Phóng đã tổn thất 2.767 người và 43 bị bắt. Thủy Quân Lục Chiến cũng tổn thất rất nặng với trung bình 150 người / ngày

Lúc này, sư đoàn 1 Bộ Binh vẫn đóng ở tỉnh Thừa Thiên. Ngoài nhiệm vụ chính là phòng thủ Huế, sư đoàn 1 còn có nhiệm vụ che chắn và mở rộng các cuộc lùng sục ở phía Tây và Tây Nam. Vào tháng 8, sư đoàn 1 phản công và tái chiếm lại căn cứ FSB Bastogne và căn cứ FSB Checkmate.  Lúc này, sư đoàn 324 quân Giải Phóng đóng ở phía Tây của Huế đã suy yếu và không còn giữ thế chủ động trên chiến trường và bắt đầu tránh các cuộc giao tranh lớn. Sư đoàn 1 Bộ Binh đẩy mạnh tấn công và ngày 19 tháng 9 đã tái chiếm lại căn cứ Veghel là căn cứ xa nhất về phía Tây. Đến tháng 10, thời tiết xấu và các cơn mưa nặng hạt bắt đầu cản trở các cuộc oanh kích và sư đoàn 1 Bộ Binh chuyển sang thế phòng ngự

Xem toàn bộ bài viết :

Leave A Reply

Your email address will not be published.