Tu chính án thứ 25 cho phép truất phế tổng thống Mỹ – Us 25th Amendment

0 77

Tu chính án thứ 25 cho phép truất phế tổng thống Mỹ nằm trong danh sách các tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ đã được Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận – Us 25th Amendment. Tu chính án này cho phép Phó tổng thống được kế nhiệm tổng thống khi tổng thống không thể tiếp tục nhiệm vụ của mình

Tu chính án thứ 25 được quốc hội Mỹ giới thiệu vào ngày 6 tháng 7 năm 1965 và chính thức được phê chuẩn vào ngày 10 tháng 2 năm 1967. Đây là cơ chế hợp pháp nhằm phế truất người đứng đầu chính phủ trong trường hợp tổng thống không đủ năng lực lãnh đạo đất nước hoặc qua đời khi tại chức. Tu chính án này cũng đã chính thức hóa quy trình cho phép phó tổng thống tiếp quản vai trò của tổng thống khi tổng thống hiện tại không thể tiếp tục nhiệm vụ, do qua đời hoặc từ chức.

Vấn đề về người kế nhiệm vị trí tổng thống Mỹ đã được đề cập sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát vào năm 1963. Khi người phó của Tổng thống Kennedy là Lyndon B. Johnson tiếp quản vai trò lãnh đạo nước Mỹ 

Tu chính án thứ 25 – Us 25th Amendment bao gồm 4 phần.

Phần 1 tái khẳng định điều đã được quy định trong Hiến pháp Mỹ: rằng, nếu Tổng thống phải rời bỏ nhiệm vụ của mình vì qua đời hay từ chức, Phó Tổng thống sẽ trở thành Tổng thống. Điều này được áp dụng khi Tổng thống Mỹ vì Richard Nixon từ chức sau vụ bê bối Watergate và Phó Tổng thống Gerald Ford lên thay

Phần 2 quy định về việc thay thế Phó Tổng thống khi vị trí này bị bỏ trống. Quy định này từng được sử dụng để đưa ông Gerald Ford lên làm Phó Tổng thống Mỹ sau khi Phó tổng thống Spiro Agnew từ chức vào năm 1973; sau đó đưa Nelson Rockefeller lên làm Phó Tổng thống sau khi Gerald Ford trở thành Tổng thống Mỹ vì Richard Nixon từ chức sau vụ bê bối Watergate.

Phần 3 quy định khi nào và như thế nào thì một Tổng thống có thể tự nguyện chuyển giao quyền lực tạm thời cho Phó Tổng thống – như Tổng thống George. W. Bush từng làm hai lần áp dụng khi ông trải qua ca phẫu thuật ruột kết.

Phần 4 quy định khi Phó Tổng thống và đa số bộ trưởng trong nội các tuyên bố rằng Tổng thống “không thể đảm trách các quyền lực và nhiệm vụ của mình”, thì Phó Tổng thống sẽ trở thành “Quyền Tổng thống” cho đến khi Tổng thống, sau một quy trình phức tạp, được tuyên bố là đảm bảo trở lại cương vị.

Phần 4 là phần được xem là phức tạp nhất vì với phần này, Tu chính án thứ 25 cho phép truất phế tổng thống Mỹ . Với điều 4, Phó Tổng thống và đa số bộ trưởng trong nội các tuyên bố rằng Tổng thống “không thể đảm trách các quyền lực và nhiệm vụ của mình”, thì Phó Tổng thống sẽ trở thành “Quyền Tổng thống” cho đến khi Tổng thống, sau một quy trình phức tạp, được tuyên bố là đảm bảo trở lại cương vị.

Nội các Mỹ hiện tại bao gồm 16 bộ trưởng bao gồm : Ngoại trưởng , Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Quốc phòng , Bộ tưởng Tư pháp , Bộ trưởng Nông nghiệp , Bộ trưởng Nội vụ , Bộ trưởng Thương mại , Bộ trưởng Lao động , Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh , Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị , Bộ trưởng Giao thông , Bộ trưởng Giáo dục , Bộ trưởng Năng lượng , Bộ trưởng Cựu chiến binh , Bộ trưởng An ninh Nội địa 

Do đó, để kích hoạt điều 4, phó tổng thống cần ít nhất 8 bộ trưởng cùng tán thành thực hiện điều khoản này và cùng ký vào văn bản tuyên bố vị tổng thống đương nhiệm không đủ khả năng đảm trách chức vụ tổng thống. Sau đó, văn bản tuyên bố này được gửi đến Thượng Viện và Hạ Viện và Phó Tổng Thổng sẽ lập tức nắm quyền tổng thống.  Vị tổng thống vừa bị phế truất vẫn giữ chức danh tổng thống nhưng ông không còn thẩm quyền pháp lý để đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Trường hợp tổng thống bị phế truất muốn giành lại quyền hạn, ông sẽ gửi tuyên bố bằng văn bản của chính ông tới Thượng Viện Mỹ và Hạ Viện Mỹ để bác bỏ việc ông không còn khả năng đảm trách chức vụ tổng thống. Sau đó, Phó tổng thống và nội các có 4 ngày để tái khẳng định tuyên bố trước đó của họ. Trong trường hợp tranh cãi này, quốc hội sẽ phải tiến hành bỏ phiếu để quyết định tán thành công bố của Phó Tổng Thống hay của tổng thống đương nhiệm.

Trước khi bỏ phiếu, Quốc hội có 21 ngày để cân nhắc. Nếu trong quá trình bỏ phiếu, 2/3 thành viên lưỡng viện bỏ phiếu ủng hộ tuyên bố của Phó tổng thống, tổng thống đương nhiệm lập tức bị tước quyền. Ngược lại, ông sẽ được khôi phục toàn bộ quyền lực.

Từ khi chính thức có hiệu lực vào năm 1967 . Đến nay phần 4, vốn chưa bao giờ được áp dụng trong lịch sử Tu chính án 25.

Leave A Reply

Your email address will not be published.