Pháp cai trị ở Đông Dương trước và sau 1945

0 90

Nhiều người cho rằng chế độ Pháp là chế độ thực dân nhưng thực ra cách Pháp cai trị Đông Dương trước và sau năm 1945 là RẤT KHÁC NHAU.

Trước năm 1945, Pháp quả thật là chế độ thực dân nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2. Đảng Cộng Sản Pháp đã lớn mạnh, phe cánh tả Pháp dần nắm quyền. Đặc biệt là sau khi tướng De Gaulle ngay sau khi cầm quyền CP Lâm thời đã tiến hành cách thức theo hướng dân chủ hoá và sau này Pháp thực hiện gần như theo hướng của khối Thịnh Vượng Chung của Anh. Chính quyền Mỹ lúc này đang hỗ trợ Châu Âu tái thiết kinh tế cũng phản đối chế độ thực dân, ủng hộ việc trao trả độc lập cho các quốc gia đang bị cai trị. Pháp bắt đầu tiến hành trao trả độc lập cho Lebanon vào tháng 1 năm 1945, trao trả độc lập cho Syria vào tháng 4/1946,  …

Về phía Đông Dương, bên Pháp đã tuyên bố thay đổi cách quản trị Đông Dương theo hướng dân chủ và quả thật Pháp cai trị ở Đông Dương trước và sau 1945 là rất khác nhau :

– Pháp không còn trực trị như trước. Hầu hết quan chức cai trị đều là dân bản xứ, kể cả ở Nam Kỳ (trước 45 thì 100% quan chức cấp quận trở lên đều phải là người Pháp).

– Tại các cơ quan dân cử (hội đồng cấp tỉnh, kỳ) thì số lượng người bản xứ chiếm đa số. Trước 45 thì người Pháp chiếm 3/4, sau 45 thì đảo ngược lại.

– Chức Toàn quyền Đông Dương được đổi thành Cao uỷ (kiểu như đại sứ nhưng quyền lực hơn), còn các khâm sứ hay thống đốc, thống sứ (quản lý các kỳ) thì gọi là Uỷ viên Cộng hoà. Việc đổi tên này không nhằm mục đích mị dân mà là để thay đổi cách quản trị. Có nghĩa là họ chỉ là người đại diện cho CH Pháp ở thuộc địa chứ không phải là 1 viên quan thực dân như cũ.

Có thể thấy Pháp cai trị Đông Dương trước và sau năm 1945 theo chiều hướng hoàn toàn mới và không còn là chế độ thực dân cai trị thuộc địa . Kể từ năm 1949 thì Pháp đã công nhận 3 nước Đông Dương như 1 quốc gia tự do và độc lập 1 phần, có quân đội, ngoại giao và tài chính riêng và thuộc khối LH Pháp. Việc Pháp trả dần độc lập này theo 1 lộ trình, thực tế khá chậm, họ trả dần các công sở và việc quản lý nó cho công chức bản sứ. Ví dụ như dinh Toàn Quyền ở Hà Nội lúc đó thành dinh Bảo Đại (ít người biết) và Uỷ viên CH chuyển sang toà nhà bây giờ là sứ quán Pháp ở Bà Triệu. Có dinh Norodom vẫn là dinh Cao uỷ, tuy nhiên khi ông Ngô Đình Diệm về làm Thủ Tướng thì Pháp trả cho Diệm làm dinh Thủ Tướng

Tóm lại, Pháp biến Đông Dương thành thuộc địa hoàn toàn khác với quá khứ, gần như mô hình khối Thịnh vượng chung của Anh nhưng tốc độ nới dần sự độc lập khá chậm (khoảng 5 năm mới có quân đội riêng). Chính vì thế nên nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc bức xúc và cho rằng Pháp vẫn giữ bản chất thực dân! Nhưng mình cho là làm như Pháp là đúng và Việt Nam chỉ nên có độc lập hoàn toàn sau khoảng 20 năm. Tức là giống Singapore. Đó là do năng lực tự quản của người Việt còn non yếu thì nên được bảo hộ thêm và có lộ trình trao quyền cụ thể.

Thực tế là các nước được trả độc lập sớm như Philippine, Ấn Độ, Myanmar, Indonesia đều có kết quả không được tốt bằng những nước được trả độc lập sau như Malaysia hay Singapore, Hongkong. Đó là do họ chưa có năng lực tự quản nên có độc lập là nội chiến hoặc rơi vào cánh tả, ..

Thực tế là Anh hay Pháp đều không coi tất cả các thuộc địa đều có vai trò giống nhau. Nên họ trả thuộc địa này trước nhưng cái khác lại trả sau, là bình thường. Thấy rõ là Anh bây giờ vẫn coi Canada và Úc, New Zealand là thuộc địa đó! Nhưng Myanmar, Ấn Độ họ lại trả luôn từ năm 1947.

Pháp coi Bắc Phi và Đông Dương là rất khác nhau. Nên Pháp cố giữ Bắc Phi hơn là Đông Dương. Đó là do Bắc Phi là thuộc địa di dân, do rất gần Pháp, khí hậu khá giống Nam Pháp, còn Đông Dương có khí hậu hoàn toàn khác và lại rất xa. Vì thế Pháp kiều ở Đông Dương vào năm 45 đa số là được sinh ở Đông Dương.

Leave A Reply

Your email address will not be published.