Phương pháp tăng cường hiệu quả kinh tế MPE thời Stalin – P2

0 164

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, người Nhật đã sao chép phương pháp tăng cường hiệu quả kinh tế MPE hay còn gọi Phương pháp Kiểm soát và khuyến khích giảm giá thành sản phẩm dưới thời Stalin và kinh tế Nhật đã có bước tiến quật khởi

Trong Phương pháp tăng cường hiệu quả kinh tế MPE hay Phương pháp Kiểm soát và khuyến khích giảm giá thành sản phẩm MPE , đành rằng lợi nhuận/ sản phẩm sẽ giảm (Trong trường hợp ví dụ nhà máy ô-tô bên trên sẽ là từ 1.000 rub/ sản phẩm – năm trước, giảm xuống còn 500 rub/ sản phẩm – năm sau). Nhưng tổng lợi nhuận không phải được tính ở việc gia tăng hay giảm lợi nhuận/ sản phẩm, mà là lợi nhuận sau cùng, tức lợi nhuận thu lại thực tế sau một quá trình kinh doanh. Nếu như năm sau doanh nghiệp bán sản phẩm nhiều gấp 2 – 3 lần năm trước, thì lợi nhuận vẫn gia tăng mặc dù lợi nhuận/ sản phẩm có giảm đi. Nhưng vì đôi lúc vì phải tính toán nhu cầu gia tăng tích lũy XHCN, tốc độ hạ giá cả sản phẩm sẽ chậm lại, không nhất thiết phải giảm bằng mức mới (CPSX mới + định mức lợi nhuận % (tính theo CPSX đã giảm). Định mức lợi nhuận % bên trên có thể tùy ý điều chỉnh sao cho phù hợp. Ví dụ, Trong trường hợp xí nghiệp ô-tô bên trên, thay vì lấy định mức là 20%, họ có thể gia tăng đến mức 100% để làm giảm tốc độ hạ giá cả sản phẩm, đồng thời gia tăng lợi nhuận để tích lũy XHCN. Cụ thể xí nghiệp thay vì hạ giá cả sản phẩm ô-tô vào năm tiếp theo còn 3.000 rub/ ô-tô (CPSX: 2.500 rub + 500 rub lợi nhuận: tức định mức lợi nhuận là 20%), thì doanh nghiệp ô tô hoàn toàn có thể bán 5.000 rub/ chiếc ô-tô (CPSX: 2.500 rub + 2.500 rub lợi nhuận: định mức lợi nhuận là 100%). Khi đó lợi nhuận sẽ đạt được là 2.500 rub/ô-tô (thay vì 500 rub/ ô-tô). Phần lợi nhuận này có thể, một phần dùng làm gia tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp, phục vụ các nhu cầu nội bộ doanh nghiệp và một phần nộp vào ngân sách Nhà nước để tăng thêm thu nhập ngân sách của Nhà nước để củng cố nền tài chính (NN có thể dùng ngân sách đó vào các nhu cầu chung của XH).

Phương pháp này rất thích hợp đối với các môi trường kinh tế có ít cạnh tranh hoặc không cạnh tranh. Chính vì thế, mô hình này có thể được áp dụng bởi các tập đoàn tư bản độc quyền ở Nhật Bản (làm gia tăng tích lũy tư bản) hoặc trong nền kinh tế kế hoạch hóa XHCN (mặc dù bản chất hai hệ thống kinh tế – chính trị TBCN và XHCN khác nhau, khác cả nguyên tắc kinh doanh, buôn bán và phân phối sản phẩm).

2. Khrushchev xóa bỏ MPE như thế nào ?

Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Nikita Khrushchev không xóa bỏ chính sách giảm giá cả hàng hóa, mà thực chất là thay đổi phương pháp trong tính toán kế hoạch hóa kinh tế quốc dân do tiến hành quá trình cải tạo quan hệ sản xuất XHCN lên một bậc cao hơn. Nhưng vì phương pháp mới có tính chất hoàn toàn khác biệt phương pháp MPE, cho nên về cơ bản, nó đã thủ tiêu MPE trên thực tế, không thể áp dụng trong mô hình kinh tế kế hoạch hóa mới.

Nikita Khrushchev đã thay đổi trọng tâm của nền kinh tế quốc dân, từ chỗ “kế hoạch giảm giá thành sản phẩm” đã thay đổi thành “kế hoạch lợi nhuận”. Chính vì thế, vấn đề lợi nhuận của các xí nghiệp đều phải được lên kế hoạch chi tiết và lợi nhuận đã trở thành chỉ tiêu để thúc các xí nghiệp bằng mọi cách phải đạt được mức lợi nhuận đó. Tất nhiên, các chỉ tiêu năm sau thường gia tăng một cách đáng kể so với năm trước, do đó, công tác thực hiện chỉ tiêu đó càng phải đẩy mạnh hơn trước. Đó là một việc điên rồ, vì quá cứng nhắc các chỉ tiêu về lợi nhuận sẽ làm thủ tiêu các động lực phát triển của kinh tế kế hoạch. Việc kế hoạch lợi nhuận đã đẩy đến bộ máy kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân trở thành một bộ máy quan liêu; làm sơ cứng hóa toàn bộ nền sản xuất; làm cho các cách thức tính toán trong sản xuất trở nên máy móc, giáo điều và duy ý chí.

Một số vấn đề xuất hiện trong phương pháp kinh tế mới của Khrushchev:

– Về sản lượng sản phẩm

Kế hoạch lợi nhuận là một phương pháp có độ chính xác cao, có tính vĩ mô, có tính hệ thống, cho nên trong quá trình lập kế hoạch lợi nhuận người ta đã tính toán “chính xác” toàn bộ các vấn đề chung quanh nó, bao gồm cả việc tính toán sản lượng sản phẩm cần thiết và tính toán cả nhu cầu tiêu thụ. Cho nên sẽ xuất hiện một số vấn đề trong các trường hợp sau đây:

a) Tính toán sản lượng sản phẩm thường thiếu chính xác. Tất nhiên, trường hợp này không phải bàn đến vì tính toán sản lượng sản phẩm để đạt mức dư thừa hoặc vừa đủ là một vấn đề BẤT KHẢ THI. Bởi vì không ai có thể ước lượng chính xác nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lên của nhân dân, để đề ra một khối lượng sản phẩm tương ứng.

Nếu tính toán một mức quá cao sản lượng sản phẩm sẽ là không thực tế, vì điều đó sẽ gây nên một sự lãng phí khổng lồ nếu tính sai (hầu như là sai); Nếu tính toán sản lượng sản phẩm ở một mức quá thấp sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Do đó, việc tính toán sản lượng sản phẩm chỉ mang tính tương đối, các con số hình thành trên các văn bản kế hoạch hóa chi tiết đơn thuần chỉ là “sự phù hợp” với ước đoán của các nhà tính toán, chứ không phải so với thực tế. Do đó, để kế hoạch lợi nhuận vốn dĩ mang đậm màu chủ quan duy ý chí hơn là tính toán khoa học.

b) Chính vì đã kế hoạch hóa một cách chi tiết toàn bộ quá trình sản xuất, có tính hệ thống. Cho nên khi sản lượng sản phẩm rơi vào tình trạng thiếu hụt, đồng thời nó sẽ làm đảo lộn các khâu kế hoạch hóa khác. Bởi vì để có thể sản xuất ra hàng hóa, cần phải có một chuỗi các khâu khác nhau cùng liên kết với nhau, một xí nghiệp sản xuất đã phải có liên kết với hàng chục, hàng trăm các nhà máy, xí nghiệp khác, từ: cung nguyên vật liệu, linh kiện, … Vì vậy, muốn tăng sản lượng, đồng nghĩa phải tăng đồng bộ tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất đó. Hiện tượng đó làm gia tăng sức ép khổng lồ lên toàn bộ nền sản xuất và không an toàn, một khâu không hoàn thành kế hoạch sẽ dẫn đến sự phá sản của một chuỗi các kế hoạch.

c) Trong điều kiện sự thiếu hụt đó đã được dự trù và sẽ được bổ sung bằng nguồn dự trữ. Ngay lập tức, các cơ quan kế hoạch hóa sẽ nắm bắt và thúc đẩy sản xuất sao cho bù đắp những khoảng thiếu hụt đó. Trong trường hợp này, sản lượng sản phẩm sẽ tăng lên và đạt mức yêu cầu, đồng thời kế hoạch lợi nhuận cũng đạt được yêu cầu. Nhưng lúc này, việc đảm bảo đúng chỉ tiêu lợi nhuận đã trở thành một nhiệm vụ của các xí nghiệp, nhà máy chứ không phải là mục tiêu để họ gia tăng sức sản xuất phục vụ nhân dân. Như vậy, công tác lãnh đạo sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sẽ trở nên sơ cứng, hoạt động một cách máy móc, quan liêu và chủ quan duy ý chí.

Xem lại : Phương pháp tăng cường hiệu quả kinh tế MPE thời Stalin – P1

Xem tiếp : Phương pháp tăng cường hiệu quả kinh tế MPE thời Stalin – P3

Leave A Reply

Your email address will not be published.