Phương pháp tăng cường hiệu quả kinh tế MPE thời Stalin – P3

0 113

Nền kinh tế Liên Xô trong suốt 1939-1955 đã hoạt động rất hiệu quả, đó là minh chứng hùng hồn cho Phương pháp tăng cường hiệu quả kinh tế MPE hay còn gọi Phương pháp Kiểm soát và khuyến khích giảm giá thành sản phẩm dưới thời Stalin

– Về chi phí sản xuất

Trong Phương pháp tăng cường hiệu quả kinh tế MPE hay còn gọi Phương pháp Kiểm soát và khuyến khích giảm giá thành sản phẩm MPE, vấn đề chủ yếu là là vấn đề giảm giá cả hàng hóa, điều đó sẽ đồng thời làm giảm chi phí sản xuất. Nhưng trong phương pháp Khrushchev, chi phí sản xuất đã được quy chuẩn nhằm xác định giá trị của lợi nhuận để có thể lên kế hoạch lợi nhuận. Lúc này, lợi nhuận (theo kế hoạch) sẽ gắn chặt với chi phí sản xuất, cho nên: Khi chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận tăng; ngược lại khi chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận sẽ giảm.

Do đó, để có thể hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận mà không làm gia tăng giá cả hàng hóa (nguyên tắc KT XHCN) trong một kế hoạch kinh tế thì cách tốt nhất là không giảm chi phí sản xuất. Việc không giảm chi phí sản xuất phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp Xô viết lúc bấy giờ. Từ đó, làm xuất hiện thuật ngữ “hoang dã” trong kinh tế – Hiệu quả có điều kiện. Để không phải giảm các chi phí sản xuất, các giám đốc doanh nghiệp quốc doanh đã phải loại bỏ các cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, cắt giảm thưởng trong thi đua sản xuất, bỏ ngoài tai các đề xuất cải tiến sản xuất,… Động lực để sản xuất đã bị thủ tiêu.

Trong những năm khủng hoảng kinh tế đầu thập niên 60, nguyên tắc KT XHCN “không tăng giá cả hàng hóa” đôi lúc đã bị phá vỡ. Để có thể hoàn thành các “kế hoạch lợi nhuận” với định mức ngày càng tăng, trong khi nền sản xuất ngày càng kém đi, người ta đã bắt đầu tăng giá cả sản phẩm. Cố nhiên, việc gia tăng giá cả sản phẩm không phải vì cố tình gia tăng lợi nhuận mà vì chi phí sản xuất gia tăng trong khi nền sản xuất đang kém đi, mà lợi nhuận (theo kế hoạch) đang gắn chặt với chi phí sản xuất. Cho nên khi chi phí sản xuất tăng, cũng kéo theo lợi nhuận tăng. Điều đó làm giá cả sản phẩm tăng nhanh chóng dẫn đến khủng hoảng kinh tế càng thêm sâu sắc.

– Về gia tăng định mức lợi nhuận

Trong phương pháp MPE, định mức lợi nhuận có thể tùy thuộc vào nhu cầu tích lũy XHCN mà người ta quy định mức cao hay thấp. Ví dụ cũng trong trường hợp ô-tô như đã nêu bên trên, thay vì bán ô-tô với giá 3.000 rub, tức giảm lợi nhuận còn 500 rub (20% so với CPSX mới) thì người ta bán ô-tô với giá 5.000 rub để thu lợi nhuận 2.500 rub (100% so với CPSX mới) để gia tăng tích lũy XHCN. Nhưng trong phương pháp của Khrushchev, thường thì định mức lợi nhuận sẽ không tăng tùy ý, chủ yếu là tăng do chi phí sản xuất tăng đột biến (khủng hoảng kinh tế). Vì : (1) Hầu như là chi phí sản xuất thường không giảm để đảm bảo hoàn thành tiêu chuẩn lợi nhuận, cho nên định mức lợi nhuận cũng không thay đổi; (2) Tích lũy XHCN cũng đã được kế hoạch hóa cho nên định mức lợi nhuận cũng không cần thay đổi vì như thế sẽ làm thay đổi toàn bộ kế hoạch hóa tích lũy XHCN.

3. Chốt lời

Nền kinh tế Liên Xô trong suốt 1939-1955 đã hoạt động rất hiệu quả, đó là minh chứng hùng hồn cho sự đúng đắn của phương pháp MPE nói riêng, của “kế hoạch giảm giá thành sản phẩm” nói chung.

Việc hạ thấp giá thành sản phẩm (hay tổng chi phí trong quá trình sản xuất) có một ý nghĩa kinh tế to lớn. Giá thành hạ xuống tạo khả năng giảm giá cả. Nhờ giá cả ngày càng rẻ mà có thể nâng cao tiền lương thực tế của nhân dân, nâng cao sức mua của nhân dân, đồng thời có thể củng cố chế độ tiền tệ của nền kinh tế quốc dân bằng cách tăng cường ngân sách Nhà nước.

Giá thành hạ xuống ngày càng nhiều thì khả năng hạ giá cả nhiều hơn. Bởi vì, trong những kỳ kế hoạch mà giá thành hạ xuống nhiều, thì có thể quy định mức độ hạ giá cả ở kỳ sau lớn hơn. Nhưng nói thế không đồng nghĩa là tỷ lệ phần trăm % hoặc tốc độ của việc hạ giá thành sẽ quyết định một cách máy móc tỷ lệ phần trăm hoặc tốc độ của việc hạ giá cả. Nếu cần phải nâng cao tỷ trọng tích lũy trong kỳ kế hoạch thì tốc độ hạ giá cả phải chậm hơn tốc độ hạ giá thành (tức là định mức lợi nhuận % tăng lên), thậm chí trong một vài trường hợp không hạ giá cả để tăng không ngừng lợi nhuận tích lũy.

Nhờ hạ giá thành, một số tích lũy trong lĩnh vực sản xuất vật chất sẽ tăng lên. Một phần trong số tích lũy đó được giữ lại trong nội bộ sản xuất để mở rộng sản xuất và để cung cấp cho các nhu cầu khác. Do đó, việc hạ giá thành sản phẩm là điều kiện quan trọng để phát triển chế độ hạch toán kinh tế. Phần kia trong số tích lũy phải nộp vào ngân sách Nhà nước để tăng thêm thu nhập của ngân sách, củng cố nền tài chính. Giá thành hạ xuống càng nhiều thì thu nhập của ngân sách Nhà nước càng tăng lên càng nhiều, và Nhà nước càng có thể dùng nhiều vốn vào nhu cầu chung khác của xã hội.

Do đó, Kiểm soát và khuyến khích giảm giá thành sản phẩm – MPE, dưới thời Stalin đã có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân đi lên.

Xem lại : Phương pháp tăng cường hiệu quả kinh tế MPE thời Stalin – P2

Leave A Reply

Your email address will not be published.