Người chiến sĩ đánh bom Ba Càng trong ảnh quyết tử Thủ Đô Hà Nội 1946 là ai ?

0 883

Theo lịch sử ghi nhận lại, người chiến sĩ đánh bom Ba Càng trong ảnh quyết tử Thủ Đô Hà Nội 1946 là anh Nguyễn Văn Thiềng (bí danh Trần Thành) khi tiến hành đánh xe tăng Pháp ở ngã tư Bà Triệu – Trần Quốc Toản, Hà Nội

Người chiến sỹ quyết tử trong bức ảnh quyết tử Thủ Đô Hà Nội 1946 đặc biệt đó chính là chiến sĩ Trần Thành (tên thật là Nguyễn Văn Thiềng), sinh năm 1927. Anh tham gia cách mạng từ năm 1944, là đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu. Cách mạng Tháng Tám thành công, Trần Thành  chuyển sang tự vệ chiến đấu. Sau đó, anh được bổ nhiệm làm trung đội trưởng, chỉ huy trung đội bảo vệ Bộ Tổng tham mưu (nay là số nhà 18, phố Nguyễn Du, Hà Nội)

Ngày 23/12/1946, thực dân Pháp cho xe tăng theo đường Bà Triệu tiến đánh trụ sở Bộ Tổng tham mưu của ta, chúng huy động một lực lượng lớn, có xe tăng yểm trợ. Trung đội do anh Trần Thành chỉ huy được giao nhiệm vụ chặn đánh địch để bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu . Trần Thành đã dùng bom ba càng đánh hỏng một xe tăng địch ở ngã tư Bà Triệu – Trần Quốc Toản khiến quân Pháp rút quân. Sau đó, quân Pháp tổ chức lực lượng tiếp tục tấn công, Trần Thành lại ôm bom Ba Càng đánh xe tăng Pháp nhưng lần này anh đã hy sinh .  Nghệ sỹ Nguyễn Bá Khoản đã chớp được khoảnh khắp lịch sử đó trước khi cảm tử quân Trần Thành anh dũng hy sinh

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản chính là tác giả của bức ảnh quyết tử Thủ Đô Hà Nội 1946 trên, ông sinh ngày 3/7/1917 trong gia đình làm nghề mộc ở làng Liễu Viên, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Trong một lần sinh nhật, ông đã nhận được món quà là chiếc máy ảnh, do người cha thân yêu của mình tặng cho và từ đó nghiệp ảnh đã theo ông đến cuối cuộc đời.

Cấu tạo của Bom ba càng (cấu tạo theo nguyên lý đạn nổ lõm như đạn Bazoka, B40, B41 sau này) có dạng hình phễu, miệng phễu đường kính 22 cm, có vành gang gắn ba càng sắt, mỗi càng dài 12 cm; đáy phễu là bộ phận gây nổ, gồm hạt nổ, kim hỏa và chốt hãm an toàn; bom được lắp vào một cây gậy gỗ dài 1,2 m. Khi đánh bom phải bảo đảm ba càng của bom cùng lúc chạm trên mặt phẳng mục tiêu . Do cự ly ngắn và xe tăng thường có bộ binh đi theo yểm trợ nên hoặc là người lính đánh bom Ba Càng sẽ bị bắn hạ trước khi tiếp cận được xe hoặc khi bom phát nổ, lực nổ cũng hất tung người lính làm bị thương nặng hoặc tử trận. Do đó đánh bom Ba Càng gần như là đánh bom cảm tử

Sau khi rút ra vùng kháng chiến, lúc này quân Giải Phóng bắt đầu được trang bị các khẩu Bazooka , súng không giật để chống xe tăng, ngoài ra sự hy sinh khi đánh bom Ba Càng quá lớn nên Bác Hồ ra lệnh không sử dụng Bom Ba Càng nữa

Leave A Reply

Your email address will not be published.