Tết Âm Lịch các nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc với Việt Nam có gì khác

0 159

Mỗi quốc gia sẽ có một phong tục chào đón năm mới riêng, thể hiện những nét đặc trưng văn hóa của từng nước. Chúng ta cùng xem Tết Âm Lịch các nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Mông Cổ với Việt Nam có gì khác

Tết ở Trung Quốc

Trong ngày Tết ở Trung Quốc, người Trung Quốc thường chào đón thời gian đầu năm mới trong thời gian dài, thường kéo dài tới khoảng ngày 14 tháng 1 âm lịch.

Vào dịp Tết Nguyên Đán, người Trung Quốc sẽ đoàn tụ cùng gia đình và chào đón những phong tục đã được duy trì từ lâu đời như: Múa lân, ăn bánh gạo nếp, chúc Tết, trang trí hoa mai,… Mỗi năm, theo lịch âm của người Trung Hoa sẽ gắn liền với một linh vật, người dân sẽ tránh ăn những thứ liên quan đến linh vật đó trong dịp đầu năm mới để tránh những xu.i xẻ.o và không may mắn.

Tết ở Thái Lan

Đối với Tết ở Thái Lan, người Thái ăn Tết Nguyên Đán trong vòng 3 ngày, từ ngày 13/4 – 15/4 theo âm lịch.

Nét đặc trưng của lễ hội truyền thống lớn nhất của người Thái là phong tục té nước. Lễ hội Té nước được diễn ra trên đường phố, người trẻ sẽ té nước vào những người lớn tuổi hơn để thể hiện lòng thành kính và tôn trọng, qua đó, người già cũng muốn bày tỏ sự biết ơn đối với con cháu vì đã chịu đựng sự khó tính và những bất cẩn khi ở tuổi “xế chiều”.

Lễ hội Té nước của người Thái Lan ngày càng được đông đảo khách du lịch biết đến và coi đây như là một địa điểm tham quan cần phải đến một lần trong đời. Vì thế, tại các lễ Té nước của người dân Thái Lan sẽ xuất hiện không ít khách du lịch hòa chung vào không khí tưng bừng, náo nhiệt của mùa lễ hội có một không hai này.

Tết ở Ấn Độ

Lễ hội đón tết ở Ấn Độ được gọi là lễ hội Holi, được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 3 hàng năm. Holi còn được gọi là “Lễ hội Sắc màu”, là một trong những lễ hội quan trọng của Ấn Độ. Theo quan niệm của người Ấn Độ, mùa lễ hội tới sẽ báo hiệu cho sự ấm áp, yên bình của mùa xuân xua tan sự u á.m, lạnh lẽo của mùa đông đã qua, và cũng là biểu hiện cho cái thiệ.n đánh bại những cái á.c.

Tại lễ hội, người dân thoa bột màu lên quần áo và gương mặt của tất cả mọi người kể cả lạ hay quen để chúc mừng một năm mới bình an. Đây cũng chính là nét đặc trưng của mùa lễ hội ở Ấn Độ, thu hút rất nhiều sự quan tâm của khách du lịch.

Tết ở Mông Cổ

Ngày Tsagaan Sar hoặc Tết trăng Trắng hoặc Tết Tháng trắng là tên gọi của ngày Tết âm lịch của người Mông Cổ. Lễ hội Trăng trắng được tổ chức một tháng sau ngày trăng mới đầu tiên sau Đông chí (vào khoảng tháng một hay tháng hai dương lịch).

Vào dịp này, người dân Mông Cổ sẽ quây quần bên nhau để chúc mừng, cùng chào đón cho một năm mới đầy may mắn và thành công. Tại các buổi họp mặt đầu năm mới, không thể thiếu những món ăn truyền thống của người dân nơi đây trong ngày tết ở Mông Cổ là món cơm và sữa đông, cơm và nho khô, thịt cừu nướng,…

Tết ở Hàn Quốc

Người Hàn Quốc chỉ có 3 ngày nghỉ, từ ngày cuối cùng của năm cũ đến ngày mùng 2 Tết. Ở xứ sở kim chi, người dân cũng xem dịp Tết như là một dịp để đoàn tụ, sum vầy cùng gia đình, người thân và thực hiện những nghi lễ cúng bái tổ tiên.

Chính vì vậy, người dân Hàn Quốc luôn dành ra khoảng thời gian rất lâu để chuẩn bị cho dịp Tết ở Hàn Quốc. Tại những ngày lễ Tết, người dân thường ăn những món ăn truyền thống như bánh gạo cay, kim chi củ cải và đặc biệt là món Ttok kuk.

Leave A Reply

Your email address will not be published.