Tuyên Phi Đặng Thị Huệ – Cô gái hái chè khiến cơ đồ nhà Trịnh sụp đổ

0 241

Tuyên Phi Đặng Thị Huệ từ cô gái hái chè đã trở thành vương thái phi, buông rèm chấp chính giống Lã Hậu nhà Hán và đã khiến cơ đồ nhà Trịnh sụp đổ

Tuyên Phi Đặng Thị Huệ quê ở làng Trà Hương, huyện Phù Đổng, trấn Kinh Bắc, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Bà xuất thân nghèo khó làm nghề hái chè mưu sinh kiếm sống. Nhưng nhờ có sắc đẹp nhất vùng nên được tiến vào phủ chúa.

Ban đầu, khi mới vào cung, Đặng Thị Huệ chỉ là một tỳ nữ chuyên hầu hạ phục dịch trong Hậu đình. Ngày qua ngày cam chịu phận hầu hạ cơ cực, cuối cùng cũng đến lúc ông trời ban cho nàng một thời cơ hiếm có khác. Đó chính là cơ hội đánh dấu cột mốc đổi đời lớn nhất của Đặng Thị Huệ.

Một hôm, tiệp dư Trần Thị Vịnh sai nữ tỳ Đặng Thị Huệ bưng một khay hoa đến trước nơi chúa ngồi. Đối diện với đấng cửu trùng, Đặng Thị Huệ tỏa ra khí chất xinh đẹp hiếm có với làn da nuột nà, mái tóc đen tuyền, đôi mắt long lanh, hai chiếc chân mày lá liễu mỏng manh quyến rũ. Để ý thấy điều này, chúa Trịnh Sâm liền liêu xiêu hồn phách, cứ nôn nao khó tả. Và thế là, ông bắt đầu lao vào mối tư thông với nàng tỳ nữ xinh đẹp này.

Chẳng bao lâu sau, chúa Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ công khai đến với nhau. Ông yêu thương sủng ái Huệ nhất Hậu cung mà xưa nay chưa từng có ai làm được. Có việc gì dù riêng tư hay triều chính ông cũng đều tìm đến nàng để bàn bạc. Có gì quý giá ông cũng liền sai người đến ban cho Huệ. Thậm chí, ông còn không ít lần xuống nước năn nỉ khi mỹ nhân của mình làm nũng, giận dỗi vô cớ.

Rồi từ tỳ nữ, Đặng Thị Huệ được chúa Trịnh Sâm ban cho một danh phận khác, đó chính là Tư Dung sau trở thành Tuyên Phi. Ông càng ngày càng sa đà vào mỹ nữ này mà không màng đến việc triều chính nữa. Đặng Thị Huệ cũng lợi dụng việc được sủng ái nên đã không ít lần “xỏ mũi” chúa Trịnh. Sử liệu chép lại, trong một lần, Đặng Thị Huệ còn ngang nhiên đập tan viên ngọc quý của chúa Trịnh Sâm, rồi còn nổi giận bỏ về cung mấy ngày không thèm diện kiến chúa. Nhưng chúa chẳng những không trách phạt mà còn đi cầu xin nàng tha thứ.

Thậm chí, cũng còn nhiều giai thoại ly kỳ hơn về cuộc tình “anh hùng vướng bẫy mỹ nhân” như việc để chiều lòng người đẹp vào dịp trung thu hàng năm, chúa Trịnh Sâm sai người lấy gấm lụa trong kho ra làm đèn lồng. Mỗi cái đèn được ước tính khi đó có giá đến vài chục lạng. Ông còn sai người dựng hàng trăm cây phù dung ven hồ Long Trì để treo đèn chỉ nhằm mục đích mua tiếng cười của Đặng Thị Huệ.

Sau khi chiếm được lòng tin yêu của Trịnh Sâm, Đặng Thị Huệ bắt đầu xây dựng thế lực cho mình. Tham vọng về địa vị của Thị Huệ ngày càng rõ ràng sau khi sinh hạ được Trịnh Cán. Bà ngầm cấu kết với Huy Quận công Hoàng Đình Bảo, cố gắng xây dựng thế lực cho em trai mình là Đặng Mậu Lân. Đồng thời lôi kéo các cận thần nơi sân chầu phủ chúa về phe mình.

Phe cánh của Tuyên phi Đặng Thị Huệ dần dần mạnh lên và đối chọi gay gắt với phe cánh của Trịnh Khải – trưởng t̼ử̼ của Trịnh Sâm. Lợi dụng sự bất mãn của Trịnh Khải khi không được chúa cho ở ngôi Thế tử dù là trưởng tử Tuyên phi cùng Huy Quận công đã âm thầm mưu sự, đem người trà trộn và phe của thái tử Trịnh Khải đợi cơ hội đến.

Sau khi tin đồn Trịnh Sâm bị bệnh nặng lan truyền ra ngoài, rốt cuộc Trịnh Khải đã rục rịch hành động, gây ra vụ án năm Canh Tý (1780). Được gián điệp là Cấp sự trung Nguyễn Huy Bá báo lại, Tuyên phi liền chớp lấy cơ hội, trừ khử phe cánh của Trịnh Khải, đưa Công tử Cán con trai mình lên ngôi Thế tử .

Hai năm sau, tức năm 1782, Trịnh Cán nối ngôi chúa, lấy hiệu là Điện Đô Vương, vua Hiển Tông nhà Lê cho phép Đặng Tuyên phi làm Vương Thái phi, buông rèm chấp chính giúp ấu chúa quản lý sự vụ. Quả thực, Đặng Tuyên phi lúc này, có thể xem là Lã hậu thứ hai. Thế lực của thị và Huy quận công ngày càng lớn, nắm hết mọi quyền hành

Trịnh Khải được kiêu binh hỗ trợ đã lật đổ Đặng Thị Huệ và g̼i̼ế̼t̼ Huy quận công. Theo Lê quý dật sử, hôm binh biến xảy ra, Tuyên Phi nghe tin Hoàng Đình Bảo đã tử trận liền thay xiêm y rồi trốn trong hậu cung. Riêng chúa Trịnh Cán thì được gửi gắm cho quận Diễm đem ra khỏi cung lánh nạn. Đêm đến, bà Sét (mẹ Trịnh Sâm) sai người đón cháu về. Ngô Gia văn phái Ngô Thì gia viết như sau:

“Các gia thần của chúa nhỏ cũng đều chạy trốn hết cả, riêng Quận Diễm bế chúa nhỏ lánh đi nơi khác, từ sớm đến tối không được ăn gì chúa nhỏ gào khóc nheo nhéo. Mãi đến đêm Thánh Mẫu sai người đi tìm Thị Huệ và chúa nhỏ về cung cho thay quần áo và ăn uống,chúa nhỏ vì quá sợ hãi nên không ăn uống được bệnh tình càng nặng”.

Đến đoạn cuối của cuộc đời mình, sau những năm tháng mưu mô toan giành quyền lực, Đặng Thị Huệ mất tất cả và tự tận ̼bên lăng Thịnh Vương hôm ngày đại kỵ (1873). Những ngày cuối cùng này được miêu tả qua vài dòng của Hoàng Lê nhất thống chí:

“Khi chúa nhỏ bị bỏ, Thái phi Dương Thị Ngọc Hoan liền sai người bắt Tuyên phi bắt tội, rồi buộc bà phải lạy tạ. Tuyên phi không chịu lạy, Thái phi bèn sai hai thị nữ đứng kèm hai bên, níu tóc Tuyên phi dập đầu xuống đất, nhưng bà vẫn nhất định không chịu lạy, mà cũng không nói nửa lời. Thái phi giận quá, đ̼á̼n̼h̼ ̼đ̼ậ̼p̼ ̼một hồi, nhổ nước bọt vào đầu vào mặt, rồi đem giam vào nhà Hộ Tăng ở vườn sau. Tại đây, Đặng Thị Huệ bị làm tình làm tội vô cùng khổ sở

Sau một thời gian giam giữ gắt gao, Thị Huệ được cho làm cung tần nội thị, vào Thanh Hóa hầu hạ lăng tẩm chúa Trịnh Sâm. Ở đây, bà ngày đêm gào khóc xin được chết theo chồng. Đến ngày giỗ của chúa Trịnh Sâm, Tuyên phi uống thuốc độc tự tử mà chết, được an táng cách Vọng Lăng (lăng chúa Trịnh Sâm ) một dặm”.

Leave A Reply

Your email address will not be published.