Mai Thúc Loan, Phùng Hưng : Hai vị vua đánh hổ trong sử Việt

0 530

Trong lịch sử Việt Nam có 2 vị vua đánh hổ là Mai Thúc Loan hay Mai Hắc Đế đánh hổ để cứu mẹBố Cái Đại Vương Phùng Hưng đánh hổ để cứu dân làng

Mai Thúc Loan đánh hổ để cứu mẹ

Mai Thúc Loan là vị vua người Việt thời Bắc thuộc, anh hùng dân tộc, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của nhà Đường ở Việt Nam vào đầu thế kỉ thứ 8. Theo sách “Việt điện U linh”, Mai Thúc Loan sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ 7, tại thôn Ngọc Trừng, Hoan Châu, nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An.

Truyền rằng vì nhà nghèo nên từ thuở nhỏ Mai Thúc Loan đã phải làm việc giúp cha mẹ đỡ đần việc nhà. Một lần cùng mẹ vào rừng kiếm củi, bất ngờ có một con hổ lớn từ trong vách đá nhảy ra vồ lấy mẹ của ông định tha đi. Ông đã dũng cảm dùng búa lao đến chém hổ để cứu mẹ. Sự dũng cảm của Mai Thúc Loan đánh hổ khiến con hổ bị thương nặng , bỏ lại mẹ của ông và bỏ chạy. Mẹ của ông tuy thoát khỏi hổ nhưng cũng bị thương nặng và mất đi khiến ông trở thành người mồ côi mẹ

Mai Thúc Loan trước đã mồ côi cha nay mất luôn cả mẹ, may mắn là một người bạn của cha tên là Đinh Thế đã cưu mang, nuôi dạy ông, đến khi Mai Thúc Loan trưởng thành đã gả con gái là Đinh Thị Ngọc Tô. Chính người vợ này và gia đình bà sau này đã giúp đỡ Mai Thúc Loan rất nhiều trong việc chuẩn bị lực lượng dựng cờ khởi nghĩa

Theo các nhà sử học, khoảng năm 713, Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân ở Nam Đàn, Nghệ An, nổi lên chống lại ách cai trị của nhà Đường. Khi quân Đường bị đuổi về nước, ông gây dựng nền độc lập, xây dựng kinh đô Vạn An ở xã Vân Diên, thị trấn Nam Đàn, Nghệ An hiện nay.

Sử sách viết rằng do Mai Thúc Loan có nước da ngăm đen nên người dân thường gọi ông là Mai Hắc Đế (vua đen họ Mai) 

Phùng Hưng diệt hổ cứu dân làng

Ông tự là Công Phấn, hiệu Đô Quân, là cháu 7 đời của Phùng Tói Cái, người từng vào cung vua Đường Cao Tổ (nhà Đường), dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố ông là Phùng Hạp Khanh, người hiền tài đức độ, từng tham gia cuộc khởi nghĩa do Mai Thúc Loan lãnh đạo (722).

Phùng Hạp Khanh có vợ họ Sử, bà sinh một lần được 3 con. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai Phùng Hải và em út Phùng Dĩnh. So với hai người em, Phùng Hưng là người có tố chất đặc biệt. Ông có sức khỏe, khí phách lẫn trí tuệ. Với tài năng vượt trội của mình, Phùng Hưng đã nối nghiệp cha, trở thành hào trưởng đất Đường Lâm.

Lúc bấy giờ nơi vùng Đường Lâm của ông xuất hiện một con cọp dữ, thường xuyên bắt gia súc và cả dân làng. Người làng rất lo sợ. Hai anh em ông cùng bàn mưu kế diệt hổ để trừ mối họa cho dân. Ban đầu, ông dùng rơm rạ làm hình nộm cỡ bằng người thật, cũng cho mặc quần áo và đặt ở nơi hổ thường qua. Trong những lần đầu đi ngang qua, hổ thấy người rơm tưởng là người thật nên vồ bắt nhưng chỉ có cọc gỗ độn rơm. Sau nhiều lần như thế, hổ không chú ý đến người rơm nữa

Một thời gian sau, vào hôm trời gần tối, Phùng Hưng dùng bùn bôi quanh thân và đứng thay hình người rơm. Khi hổ đi ngang qua và không để ý, ông nhảy đến ghì chặt hổ xuống đất, hai người em của ông cũng xông đến giúp sức và bắt được hổ dữ, trừ họa cho dân làng

Danh tiếng vị hào trưởng Đường Lâm là Phùng Hưng đánh hổ cứu dân đã bay xa khiến nhiều người dân ngưỡng mộ sự oai phong và uy dũng của ông. Năm Tân Mùi (791) cuộc khởi nghĩa do Phùng Hung lãnh đạo đã giành được thắng lợi ông lấy phủ đô hộ Tống Bình đổi làm kinh đô triều đại của mình và được dân chúng suy tôn là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.

Leave A Reply

Your email address will not be published.