Lãnh cung ở Tử Cấm Thành Trung Quốc : Nơi giam giữ các phi tần phạm tội

0 360

Lãnh cung ở Tử Cấm Thành Trung Quốc là nơi giam giữ các cung nữ, phi tần phạm tội và cũng là nơi chôn vùi tuổi thanh xuân của người phụ nữ

Tử Cấm Thành là nơi mà nhiều triều đại vua chúa Trung Quốc sinh sống. Đây cũng được xem là nơi xa hoa, uy nghi và là biểu tượng của sự quyền uy. Tuy nhiên, bên trong nơi này lại có khu vực gọi là lãnh cung, nơi những phi tần, cung nữ, … phạm tội bị giam giữ ở đây. Có không ít phi tần đã chết trong lãnh cung vì không chịu được cảnh u ám, lạnh lẽo, không giao tiếp với thế giới bên ngoài.

Tuy ở lãnh cung, những người đó không bị giam cầm, xiềng xích, … Tuy nhiên, vào thời cổ đại, không có phương tiện nào để giao tiếp bên ngoài, nên lãnh cung giống như một nhà tù. Một khi đã bước vào lãnh cung, họ đã biết trước được cuộc đời của mình sẽ kết thúc tại đây. Phần lớn những phi tần khi đã bị đày vào lãnh cung sẽ có ít cơ hội quay trở ra, cuộc sống giống như từ trên trời rơi xuống đất.

Vào thời nhà Minh, Càn Tây cung ở phía tây Ngự Hoa Viên trong Tử Cấm Thành sẽ được chọn làm lãnh cung. Đây là nơi giam giữ những phi tần dám phản nghịch lại ý muốn của Khách thị – nhũ mẫu của Hoàng đế Minh Hy Tông. Sau đó, trải qua nhiều triều đại, không chỉ có phi tần hay cung nữ phạm tội mà những thê thiếp của Hoàng đế băng hà cũng phải sống trong những nơi này, một số cung điện phải kể đến như Từ Ninh cung, Thọ An cung và Thọ Khang cung sẽ trở thành lãnh cung.

Lãnh cung trong Tử Cấm Thành thực chất là một giam đày tuổi thanh xuân của một phụ nữ. Trước khi vào nơi này, phi tần sẽ được cho ăn một bữa rất xa hoa, sau đó chỉ là những bữa ăn tạm bợ qua ngày. Vào thời nhà Minh, có một phi tần vì phạm phải sai lầm lớn nên bị tống giam vào lãnh cung. Vì không chịu được cảnh sống quá khắc nghiệt và lạnh lẽo của nơi này nên đã chọn cách tự sát. Sự vắng vẻ và u ám của lãnh cung khiến tất cả phi tần đều cảm thấy sợ hãi. Một số người ví lãnh cung giống như một nơi bị ma ám, không ai muốn ghé đến.

Vì Hoàng đế đã không yêu thích những phi tần này nữa, nên thái giám và cung nữ cũng không muốn hầu hạ họ nhiều. Đương nhiên, triều đình cũng không thèm tốn công sức để tu sửa hay trang hoàng nhiều cho lãnh cung, sau một thời gian nơi này dần xuống cấp, chẳng có giá trị trong mắt tất cả mọi người. Hơn nữa, vì không được tu sửa nên lãnh cung thực chất chỉ giống như một ngôi nhà đổ nát thời xa xưa.

Leave A Reply

Your email address will not be published.