Vụ án Dudley và Stephens trên tàu Mignonette hay vụ án giết người rồi ăn thịt

0 590

Vụ án Dudley và Stephens trên tàu Mignonette hay vụ án giết người rồi ăn thịt đồng loại là thủy thủ Richard Parker giữa đại dương được xem là vụ án kinh điển trong việc xét xử kẻ phạm tội trong vụ án giết người

Nó gây tranh cãi suốt hơn một trăm năm qua về luật pháp, công lý, đạo đức về một trong những điều cơ bản của nhân quyền đó là quyền được sống.

Chiếc tàu Mignonette là một du thuyền tiện nghi được đóng năm 1867 tại Anh quốc. Năm 1883, một thương gia người Úc tên Henry đã mua nó và yêu cầu hãng tàu giao hàng cho mình tại Sydney- Úc. Quãng đường di chuyển gần 24.000km là quá xa xôi và nguy hiểm đối với một chiếc du thuyền dài 16m nên rất ít đội thuỷ thủ dám nhận. Khi đơn hàng sắp bị huỷ thì một đội thuỷ thủ đứng đầu là Tom Dudley, thuyền phó Edwin Stephens và hai thuỷ thủ là Edmund Brooks và Richard Parker.

Và không ngoài dự đoán, con tàu Mignonette đã gặp thời tiết xấu, biển động mạnh. Bốn thuỷ thủ đã kịp lên thuyền cứu sinh trước khi con tàu chìm giữa đại dương. Vì tình huống cấp bách nên họ không mang nhiều nước uống và nhu yếu phẩm, trong khi thuyền cách bờ quá xa. Một vài ngày sau, nhu yếu phẩm đã hết, họ đành uống cả nước tiểu để sinh tồn.

Cậu bé 17 tuổi Richard Parker do quá đói khát nên đã không nghe mọi người cảnh báo, cậu đã uống nhiều nước biển- một điều tối kỵ. Sau đó Richard Parker bị suy nhược, nằm ở góc tàu chờ chết. Qua mấy ngày nữa không thấy bóng dáng tàu cứu hộ, Dudley bàn với Stephens và Brooks về việc giết Parker để ăn thịt và sinh tồn. Brooks không đồng ý, thế là Dudley và Stephens đã nói tạm biệt và cắt tiết Parker đang thoi thóp. Máu và thịt của Parker đã nuôi sống ba người trước khi họ được cứu bởi một tàu buôn Đức.

Khi tàu trở lại Anh, cảnh sát lập tức bắt cả ba để truy tố. Sau khi xét xử, toà tuyên án treo cổ Dudley và Stephens chỉ có Brooks vô tội.

Phiên toà gây ra rất nhiều dư luận trái chiều khi đó. Có hai luồng ý kiến chính trong vụ án tàu Mignonette :

1. Trong vụ án Dudley và Stephens, cả 2 người này không có tội hoặc có tội nhưng không đến mức bị treo cổ. Lý do đưa ra là hoàn cảnh ngặt nghèo giữa đại dương, nếu không giết và ăn thịt Parker thì cả ba đều chết. Ngoài ra cả ba đều là lao động chính trong gia đình, còn người già và trẻ nhỏ cần chăm sóc. Parker là cậu bé 17 tuổi không cha, mẹ và chưa lập gia đình, cậu đã bị suy nhược và đằng nào cũng chết. Những người trong nhóm này cho rằng giết Parker là việc cần thiết và hơn hết đó là một hành động nhân đạo với kết quả là trực tiếp cứu sống ba người và cứu ba gia đình khỏi cảnh goá bụa.

2. Dudley và Stephens phải bị treo cổ.

Những người trong nhóm này cho rằng không thể lấy mục đích biện minh cho hành động.

Con người sinh ra có quyền sống và không ai có thể tước đoạt đi quyền đó. Nếu Parker đã chết thì Dudley và Stephens không bị kết án treo cổ. Quyền được sống là quyền cơ bản, quyền tối thiểu không kèm theo bất cứ điều kiện gì, không cần nghĩa vụ nào để được hưởng quyền đó.

Đến ngày nay vụ án Dudley và Stephens trên tàu Mignonette vẫn còn nhiều ý nghĩa.

Nhóm người 1 có thể coi là nhóm người có quan điểm “ĐẠO ĐỨC TƯƠNG ĐỐI” nghĩa là vì lợi ích của nhóm đa số có thể chà đạp nên quyền cơ bản của con người của nhóm thiểu số, nghĩa là quan điểm “ ĐẠO ĐỨC VÌ KẾT QUẢ”.

Thiểu số phải hy sinh (bắt buộc chứ k tự nguyện) vì lợi ích chung tiêu biểu như: Trung Quốc và các nhà nước độc tài, hay như luận án tiến sĩ luật của TT. Thích Chân Quang đã nêu về nghĩa vụ tức điều kiện để được hưởng quyền, kể cả quyền cơ bản.

Nghĩa là nếu a có thể chứng minh việc anh sống có lợi ích cho chúng tôi và cho chính anh thì a mới có quyền được sống.

Nhóm người 2 có thể coi là nhóm người có quan điểm “ĐẠO ĐỨC TUYỆT ĐỐI” nghĩa là mọi người đều có nguyền cơ bản.

Dù có là thiểu số hay không? Dù có vai trò, đóng góp gì cho lợi ích chung hay không thì đều được hưởng quyền sống. Đại diện cho nhóm này là Mỹ và Trật Tự Phương Tây do Mỹ lãnh đạo.

Tác giả : Đăng Nguyễn

Leave A Reply

Your email address will not be published.