Vì sao Trung Quốc không thống nhất Hồng Kông sớm mà chờ đến năm 1997 ?

0 117

Vì sao Trung Quốc không thống nhất Hồng Kông sớm mà vẫn để Hong Kong làm thuộc địa Anh thêm gần nửa thế kỷ ( 1949- 1997 ) và đến năm 1997 mới chính thức đón Hong Kong quay về ?

Thái độ của Trung Quốc mới vô cùng rõ ràng, không “kế thừa” bất kỳ “di sản” ngoại giao nào do Trung Quốc cũ để lại, tuyên bố “xóa bỏ các điều ước bán nước”, đối với các điều ước và quy định do Trung Quốc cũ ký với các nước, chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa “phân biệt thừa nhận, hoặc xóa bỏ, hoặc sửa đổi, hoặc ký lại”.

Do vậy nếu Trung Quốc thống nhất Hồng Kông tự nhiên liên quan đến Điều ước Nam Kinh (Trung – Anh). “Điều ước Bắc Kinh” và “điều kiện riêng về triển khai địa giới Hồng Kông” về việc “cắt” và “cho thuê” Hồng Kông. Trên các cơ sở đó đã hình thành phương châm 8 chữ “tính toán lâu dài, lợi dụng đầy đủ” và chủ trương “tạm thời duy trì hiện trạng không thay đổi” đối với Hồng Kông.

Liêu Thừa Chí, một trong những người phụ trách vấn đề trên cũng kiến nghị:

“Nếu dùng vũ lực để giải phóng nhân dân mà nói, chỉ cần một hồi kèn xung phong là có thể cắm ngay ngọn cờ hồng trên núi Thái Bình, Hồng Kông. Nhưng Hồng Kông là một trong những cảng lớn nhất thế giới, nếu để Hồng Kông tạm thời về tay người Anh, vì lợi ích của họ, người Anh sẽ không vứt bỏ thị trường đại lục rộng lớn đâu. Điều đó có nghĩa là sẽ mở được một đột phá khẩu lớn trên mặt trận phong tỏa Trung Quốc của Mỹ; qua Hồng Kông chúng ta có thể nhập được những thứ chúng ta cần thiết nhất, và cũng qua Hồng Kông chúng ta mở được con đường thông thương với thế giới; ngoài ra Hồng Kông còn là chiếc cửa sổ giúp chúng ta hiểu biết tình hình thế giới”.

Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai vô cùng tán thành ý kiến của Liêu Thừa Chí.

Quyết sách chiến lược “tạm thời duy trì hiện trạng không đổi” lấy việc giữ Hồng Kông làm chiếc “cầu nối” giữa Trung Quốc với xã hội quốc tế, nhất là với thế giới tư bản chủ nghĩa phương Tây còn là một biện pháp cảnh giác và đề phòng cần thiết đối với Liên Xô – người luôn giữ thái độ “nước lớn”, “đảng lớn”, “chủ nghĩa bá quyền” mà ban lãnh đạo Trung Quốc đã thấy từ sớm.

Với chủ trương Trung Quốc không thống nhất Hồng Kông sớm mà chờ đến năm 1997 trên, từ Hong Kong, Trung Quốc đã có những thu hoạch không nhỏ, năm 1950 Hồng Kông đã trở thành căn cứ cung cấp dầu mỏ, hóa chất, ô tô, máy móc thiết bị… cho cuộc chiến tranh chống Mỹ viện Triều; khi bị cấm vận, một số người Hồng Kông vẫn tìm cách vượt qua sự phong tỏa đó để bán hàng, và vào đầu những năm 60 khi Liên Xô “xé hợp đồng, rút chuyên gia”, Hồng Kông đã trở thành con đường thông thương, làm ăn, quan sát, móc nối vô cùng quan trọn của Trung Quốc với các nước phương Tây trước khi bình thường hóa quan hệ.

Trong khi đổ vũ khí , cổ vũ cho nước láng giềng phía nam tiến hành cuộc chiến đẫm máu thì bản thân Trung Quốc vẫn thi hành phương châm đã định, không động đến Hồng Kông, kiên trì chờ đợi cho đến khi hết thời hạn cho thuê (99 năm, tức là đến tận năm 1997) mới thu hồi trong hoà bình, nguyên vẹn. 

Võ Huy Phương

Leave A Reply

Your email address will not be published.