3 mỹ nhân lịch sử Việt Nam nhưng mang tiếng là tội nhân làm mất nước

0 251

Trong lịch sử Việt Nam có 3 mỹ nhân tuyệt sắc nghiêng nước nghiêng thành nhưng mang tiếng là tội nhân làm mất nước. Đó là Mỵ Châu, Linh Chiếu Thái Hậu và Tuyên Phi Đặng Thị Huệ

Mỵ Châu

Sau nhiều lần tấn công nước Âu Lạc nhưng đều thất bại dưới nỏ thần của An Dương Vương, Triệu Đà bèn xin cưới Mỵ Châu cho con trai Trọng Thủy. Trong thời gian ở rể tại Âu Lạc, Trọng Thủy đã dụ dỗ Mỵ Châu đánh tráo nỏ thần và nắm rõ hệ thống phòng thủ của nước Âu Lạc

Sau khi thực hiện xong mưu đồ của mình, Trọng Thủy xin An Dương Vương về thăm cha mẹ. Trước khi lên ngựa, hắn dặn Mỵ Châu: “Ân tình vợ chồng không thể quên nhau. Ta có chiếc áo lông ngỗng, nàng hãy khoác vào, đi đến đâu thì rải lông xuống đường để làm dấu“.

Một thời gian sau, Triệu Đà bèn khởi binh tấn công Âu Lạc. An Dương Vương bị mất nỏ thần nên chống không lại, quân Âu Lạc đại bại. An Dương Vương bèn đưa Mỵ Châu chạy về phía Nam. Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng nàng rải xuống đường mà truy sát

Khi An Dương Vương chạy đến bờ biển, thần Kim Quy hiện lên bảo với vua: “Kẻ ngồi sau ngựa là giặc đấy”. Vua quay lại nhìn thấy lông ngỗng dọc đường, hiểu ra mọi sự, bèn vung gươm chém đầu Mỵ Châu. Vì sự dại khờ trong tình yêu, mỹ nhân Mỵ Châu không chỉ khiến nước Âu Lạc bị mất, dân chúng lâm phải chịu sự đô hộ 1000 năm Bắc thuộc.

Trong số các mỹ nhân sử Việt làm mất nước, có thể nói Mỵ Châu là người đáng thương nhất và cũng là người đáng trách nhất

Linh Chiếu Thái hậu

Linh Chiếu Thái hậu tức Cảm Thánh phu nhân, là vợ của vua Lý Thần Tông. Năm 1136, bà sinh ra Hoàng tử Lý Thiên Tộ, là con trai thứ. Cảm Thánh phu nhân sinh lòng đố kỵ với Thái tử Thiên Lộc, vì ông chỉ là con của người hầu, địa vị thấp hèn. Hai năm sau, hoàng đế lâm bệnh nặng, thuốc thang mãi không dứt, bà bèn đút lót cho Tham tri chính sự Từ Văn Thông để hắn soạn sai di chiếu.

Cùng năm đó Thần Tông hoàng đế băng hà. Con trai là Thiên Tộ kế vị, tức Lý Anh Tông. Cảm Thánh phu nhân được tôn làm Hoàng thái hậu. Vì vua còn nhỏ (lúc đó mới 2 tuổi) nên bà buông rèm nhiếp chính. Thế nhưng thực tế, mọi việc triều chính đều trong tay nịnh thần Đỗ Anh Vũ – tình lang của Thái Hậu, quyết định.

Quyền chức ở trong tay, Đỗ Anh Vũ ngày càng lộng hành, ỷ thế cậy quyền, khiến bá quan văn võ bất mãn, nhân dân than oán. Sau này, Đỗ Anh Vũ bị Vua Anh Tông bắt giữ, nhưng sau đó nhờ Thái hậu can gián nên lại được phục chức quan. Được thế làm càn, Đỗ Anh Vũ quay lại trả thù, sát hại các quan trung thần. Anh Tông chưa hiểu chuyện, nên cũng nghe lời xàm tấu rồi gây ra thảm án Canh Ngọ cung biến

Tuyên phi Đặng Thị Huệ

Đặng Thị Huệ quê ở làng Trà Hương, huyện Phù Đổng, trấn Kinh Bắc, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tuy gia cảnh nghèo khó, nhưng nhờ sắc nước hương trời, nên được tiến vào phủ Chúa. Dần dần, bà ngày càng được Trịnh Sâm yêu quý, phong làm chính cung, gọi là Tuyên Phi.

Từ ngày sủng hạnh Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm ngày càng u mê,suốt ngày ham mê sắc đẹp, bỏ bê triều chính, dẫn đến chính trị suy đồi, quyền thần lộng hành, nhân dân than oán khắp nơi. Không chỉ vậy, em trai của Tuyên Phi là Đặng Lân còn cậy thế chị được chúa yêu thương nên lộng hành ngang ngược, hà hiếp bá tánh dân lành

Vì nghe lời Tuyên Phi Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm đã phế con trưởng là Trịnh Tông, lập con của Tuyên Phi là Trịnh Cán mới 4 tuổi lên làm thế tử. Sau khi Trịnh Sâm bị bệnh rồi mất, trong nước xảy ra nạn nội chiến. Phe của Trịnh Tông làm phản, chiến giữ ngôi vị. Trịnh Cán bị giáng xuống làm Cung quốc công, rồi hơn tháng sau lâm bệnh qua đời

Leave A Reply

Your email address will not be published.