Từ Nghị định thư Lisbon 1992, Bản ghi nhớ Budapest 1994 đến Nga xâm lược Ukraine 2014-2022

0 407

Ukraine từng bàn giao kho vũ khí hạt nhân  theo Nghị định thư Lisbon 1992, ký hiệp định Budapest 1994 để được đảm bảo độc lập và chủ quyền lãnh thổ để cuối cùng vẫn bị Nga xâm lược Ukraine 2014-2022 . Đến nay, hầu như mọi người đều hoài nghi về lựa chọn này.

“Ukraine là quốc gia duy nhất trong lịch sử nhân loại từ bỏ kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới để đối lấy những đảm bảo an ninh của Mỹ, Nga và Anh. Những đảm bảo này ở đâu?”, Alexey Goncharenko, nghị sĩ Ukraine, đặt câu hỏi sau khi Nga phát lệnh tấn công Ukraine hôm 24/2.

Theo Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS), Ukraine có xấp xỉ 3.000 vũ khí hạt nhân chiến lược dùng để tấn công các cơ sở quân sự lớn, hạm đội hải quân và lực lượng thiết giáp, cùng khoảng 2.000 vũ khí hạt nhân chiến lược dùng để phá hủy các thành phố.

Vào tháng 5/1992, Nga, Belarus, Kazakhstan và Ukraine là các quốc gia thuộc Liên Xô cũ đã ký Nghị định thư Lisbon 1994 cho hiệp ước START I. Nghị định thư cam kết Belarus, Kazakhstan và Ukraine tuân thủ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) với tư cách là quốc gia không có vũ khí hạt nhân càng sớm càng tốt. Các vũ khí hạt nhân sẽ được chuyển đến Nga để tiêu hủy

Tới ngày 5/12/1994, tại hội nghị ở Budapest, thủ đô Hungary, các nước gồm Mỹ, Nga, Ukraine, Anh đã ký một ban ghi nhớ đảm bảo an ninh liên quan tới Kiev gia nhập Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (hay còn gọi là Bản ghi nhớ Budapest 1994 hay Thỏa Thuận Budapest 1994 ). Trong đó có các điều khoản quan trọng :

  • Tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, Belarus và Kazshan dựa trên đường biên giới đang có
  • Nghiêm cấm hành vi sử dụng vũ trang đối với 3 quốc gia này
  • Nghiêm cấm sử dụng vũ khí kinh tế để gây ảnh hưởng chính trị đối với 3 quốc gia này

Kể từ khi ký Bản ghi nhớ Budapest, Ukraine đã đáp ứng các nghĩa vụ bằng cách chuyển giao kho vũ khí lớn thứ ba thế giới và cho đến nay đã không còn sở hữu bất kỳ vũ khí hạt nhân nào

Sau khi xảy ra sự sáp nhập đảo Crimea 2014, nhà ngoại giao Steven Pifer của Mỹ đánh giá :

“Bản hiệp ước Budapest 1994 rất mơ hồ vì không quy định rõ việc Mỹ sẽ tham chiến ở Ukraine hay các quốc gia khác để chống Nga khi Nga vị phạm hiệp định này”

Giáo sư Edward Koning ở Canada cũng đồng ý đánh giá trên :

“Các quốc gia phương Tây không bị ràng buộc pháp lý để gửi quân đến tham chiến ở Ukraine. Trường hợp này cũng giống như điều luật NATO bởi vì Ukraine không phải thành viên của tổ chức này”

 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lần đầu xóa bỏ Bản ghi nhớ Budapest vào năm 2014, khi sáp nhập bán đảo Crimea, theo bài viết Ukraine đã bị phản bội ở Budapest như thế nào trên WSJ. Tuy nhiên, trở lời câu hỏi về vi phạm Bản ghi nhớ Budapest vào ngày 4/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả tình hình hiện tại ở Ukraine như cuộc cách mạng, nói rằng “một nhà nước mới đã nổi lên, nhưng chúng tôi không ký bất kỳ văn bản bắt buộc nào với nhà nước này”.

Sau khi bị Nga tấn công, tổng thống Zelensky đã nhiều lần nhắc đến việc Nga đã vi phạm Thỏa Thuận Budapest 1994 nhưng Nga luôn im lặng về thỏa thuận này

“Chúng tôi đã từ bỏ đi khả năng hạt nhân mà chẳng nhận lại gì và để bây giờ đất nước bị xâm chiếm”, cựu bộ trưởng quốc phòng Ukraine Anriy Zahorodniuk bày tỏ hối tiếc về quyết định cách đây gần 30 năm.

Bản ghi nhớ Budapest 1994Hiệp định Budapest 1994Hiệp ước Budapest 1994Thỏa Thuận Budapest 1994Giác thư Budapest 1994

Leave A Reply

Your email address will not be published.