Đại úy Sakae Oba : Samarai Nhật cuối cùng trong thế chiến thứ 2

0 603

Đại úy Sakae Oba biệt danh là “con Cáo” là Samarai Nhật cuối cùng trong thế chiến thứ 2 khi và kiên quyết và không chịu đầu hàng quân Đồng Minh trên mặt trận Thái Bình Dương

Sakae Ōba (大場 栄 )  sinh ngày 21 tháng 3 năm 2914, xuất thân từ gia đình nông dân. Năm 1934, ông gia nhập quân đội Hoàng Gia Nhật Bản. Sau đó đơn vị của ông được điều động đến Trung Quốc và ông đã tham gia cuộc xâm chiếm Thượng Hại. Đến năm 1943, ông được thăng chức Đại úy

Ngày 29 tháng 2, trung đoàn 18 của ông được lệnh di chuyển đến đảo Saipan ở mặt trận Thái Bình Dương, lúc 3:00 sáng, chiếc tàu Sakito Maru chở gần phân nửa trung đoàn bị tàu ngầm Mỹ là chiếc USS Trout phóng thủy thôi đánh chìm và sự kiện này được lịch sử ghi lại với tên “Thảm họa Sakito Maru “, các khu trục hạm hộ tống Nhật nhanh chóng tiếp ứng và cứu được gần 1.800 binh sĩ và chuyển họ tiếp tục đến đảo Saipan. Sau khi tổ chức lại, phần lớn binh sĩ được chuyển đến đảo Guam , số còn lại bao gồm đại úy Sakae Oba vẫn đóng quân ở lại đảo Saipan. Ông tổ chức đại đội của ông và phân công đào chiến hào phòng thủ

Ngày 15 tháng 6 năm 1944, quân Mỹ mở trận đánh Saipain – Batle of Saipan để đổ bộ lên đảo Saipan, quân Nhật kháng cự ác liệt và sử dụng ngọn núi Mount Tapochau có độ cao 474m làm tổng hành dinh cũng như đài quan sát để chỉ huy và tổ chức kháng cự.  Quân Mỹ vẫn tổ chức vây hãm và liên tục tấn công, quân Nhật không có bất cứ cuộc tiếp tế nào, sức kháng cự ngày càng yếu. Ngày 7 tháng 7, tướng chỉ huy Nhật Yoshitsugu Saito tổ chức cuộc phản công cuối cùng trong tuyệt vọng, đại úy Sakae Oba cùng binh sĩ của ông cũng tham gia trận đánh tuyệt vọng này. Ngày 9 tháng 7, quân Mỹ tuyên bố hoàn toàn làm chủ hòn đảo. Ngày 30 tháng 9 năm 1944, quân đội Nhật tổ chức lễ truy điệu cho toàn bộ quân đội Nhật đã tử trận Saipan vào đại úy Oba được vinh thăng thiếu tá

Thật ra, đại úy Oba chưa chết, ông cùng 46 binh sĩ và hơn 150 thường dân Nhật trốn thoát vào rừng. Ông tiếp tục sử dụng ngọn núi Mount Tapochau làm tổng hành dinh và tiến hành chiến tranh du kích chống lại quân Mỹ. Do hành động thoắt ẩn thoắt hiện, khó truy bắt nên quân Mỹ đặt biệt danh ông là “con cáo” 

Sau nhiều cuộc truy bắt và rải truyền đơn nêu rõ sự ân xá, một số thường dân ra đầu hàng nhưng Oba và nhiều người khác vẫn tiếp tục chiến đấu. 

Trong suốt giai đoạn này, đại úy Oba và những người còn lại đã chiến đấu trong suốt 512 ngày và ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật Bản đầu hàng đồng minh nhưng Oba vẫn tiếp tục kháng cự trên đảo Saipan. mãi đến ngày 27 tháng 11 năm 1945, thiếu tướng Umahachi Amo là trung đoàn trưởng trung đoàn 9 độc lập và là chỉ huy trực tiếp của đơn vị của đại úy Oba ở trận Saipan và mang cho ông lá thứ của đại diện Quân Đội Nhật Bản yêu cầu ông đầu hàng thì ông và đồng đội mới buông vũ khí

Ngày 1 tháng 12 năm 1945, ông cùng các đồng đội mang vũ khí bao gồm súng, kiếm, cờ, … đến đầu hàng đại đội phòng không số số 18 của quân Mỹ ở đảo Saipan. Với nghi thức trịnh trọng cao nhất, ông giao nộp lại kiếm và cờ cho đại diện quân đội Mỹ là trung tá Howard G. Kirgis và ông được xem là đơn vị Nhật kháng cự cuối cùng trên đảo Saipan và được xem là người lính Samurai cuối cùng của quân đội Hoàng Gia Nhật

Đại úy Oba sau cuộc chiến quay về với người vợ và con trai và trở thành thành viên của Hội đồng thành phố  Gamagori thuộc tỉnh Aichi. Cựu thủy quân lục chiến Mỹ Don Jones từng giao tranh với Oba đã tìm đến ông sau cuộc chiến và trở thành bạn thân. Jones đã thuyết phục trung tá Howard G. Kirgis mang thanh kiếm mà khi khi Oba giao nộp để trở về với gia đình Oba.  Đại úy Oba mất ngày tháng 8 tháng 6 năm 1992

Cuộc chiến đấu kiên cường của đại úy Oba trở thành đề tài của quyển sách nổi tiếng xuất bản năm 1982 mang tên : “Sakae Oba người lính Samurai cuối cùng” – “Oba, The Last Samurai: Saipan 1944–1945 “. Sau đó, câu chuyện chiến đấu của ông tiếp tục là nhiều đề tài của nhiều quyển sách và phim ảnh nêu cao lòng trung thành của người lính đối với tổ quốc

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.