Trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh 1968 – P3

0 567

Trận đánh chiếm các ngọn đồi chung quanh căn cứ Khe Sanh trước khi trận Khe Sanh – Battle of Khe Sanh chính thức bắt đầu cũng diễn ra ác liệt không kém và được lịch sử gọi là “Những cuộc chiến trên những ngọn đồi – Hill Fights”

Các đơn vị này đóng dọc 2 bên đường 9 và ngăn cản sự xâm nhập của quân Giải Phóng từ Lào vào Quảng Trị. Trước đây, khi quân Mỹ chưa đóng căn cứ ở khu vực Khe Sanh và trận Khe SanhBattle of Khe Sanh diễn ra, quân Giải Phóng đã lợi dụng địa hình đồi núi, phức tạp nơi để thâm nhập vào 2 tỉnh phía Bắc là Quảng Trị và Huế để đánh tạt sườn lực lượng Mỹ đang đóng quân dọc theo khu vực DMZ . Khi đó, quân đội Mỹ cũng chưa có đủ máy bay trực thăng, binh sĩ và các căn cứ quân sự để có thể tổ chức chiến thuật phòng thủ cơ động. Do đó, các toán quân ở Khe Sanh chỉ giới hạn trong việc tuần tra, chỉ điểm pháo kích và không kích khi phát hiện các toán quân Giải Phóng tổ chức xâm nhập,  … và thỉnh thoảng tổ chức các cuộc tuần tiễu xa căn cứ. Về sau, khi mối đe dọa từ Khe Sanh ngày càng tăng, tướng Walt đã quyết định tăng viện cho căn cứ Khe Sanh

Ngày 20 tháng 4 năm 1967, căn cứ Khe Sanh được chuyển giao cho trung đoàn 3 TQLC lúc này vừa tham gia chiến dịch Prairie IV – Operation Prairie IV . Tuy căn cứ Khe Sanh không nằm trong khu vực của chiến dịch nhưng thuộc khu vực trung đoàn 3 TQLC đảm nhiệm và từ đây có thể tăng viện nhanh chóng cho chiến dịch khi cần thiết

Ngày 24 tháng 4 năm 1967, 1 đơn vị tuần tiễu của đại đội B /1/9 ( tiểu đoàn 1 trung đoàn 9) đụng trận với quân Giải Phóng ở đồi 861 và từ đó đã khiến quân Giải Phóng lên kế hoạch đánh chiếm Khe Sanh . Các trận đánh diễn ra ác liệt trên đồi nên được mệnh danh là “Những cuộc chiến trên những ngọn đồi – Hill Fights”. Theo đó, cuộc tấn công vào Khe Sanh nhưng mục tiêu tối thượng là chiếm lấy Đông Hà, Quảng trị và cuối cùng là Huế – Phú Bài. Một phần của kế hoạch sẽ là cô lập Khe Sanh bằng cách cắt đứt đường 9, pháo kích vào các căn cứ dọc khu DMZ như Camp Carroll, Rockpile, … Đồng thời pháo kích vào các căn cứ tiếp tế, trực thăng như Đông Hà, Phú Bài.  Một đơn vị quân Giải Phóng sẽ chịu trách nhiệm cắt đứt đường 9 để ngăn chận tuyến tiếp viện bằng đường bộ . Tiếp theo đó, một đợt tấn công thứ 2 sẽ hướng vào Làng Vei nơi đang do lực lượng Dân Sự Tự Vệ – CIDG dưới quyền chỉ huy của một số cố vấn Mỹ trấn giữ. Lợi dụng sương mù che phủ, quân Giải Phóng đã đưa 1 trung đoàn vào chiếm đồi 881 và 861, xây dựng vô số bunker phòng thủ, hầm trú ẩn, … với dự định đặt pháo ở đây để pháo kích thẳng vào Khe Sanh để yểm trợ cuộc tấn công trên bộ. Các sự chuẩn bị trên nhằm yểm trợ cho 1 đợt tấn công chính của sư đoàn 325C từ hướng Tây và sẽ chiếm giữ sân bay Khe Sanh

Công việc ngăn chận quân Giải Phóng được giao cho đại tá John P. Lanigan và trung đoàn 3 TQLC của ông. Đây là lần đầu tiên ông đặt chân đến Khe Sanh nên không biết tí gì về nơi này. Nhiệm vụ được giao giống như 22 năm trước ở Okinawa . Đó là quét sạch kẻ địch ra khỏi những ngọn đồi. Trận đó đã giúp ông được tưởng thưởng Ngôi Sao Bạc nhưng có vẻ công việc ở đây khó khăn hơn rất nhiều

Ngày 25 tháng 4, tiểu đoàn 3 trung đoàn 3 TQLC của trung tá Gary Wilder được đưa đến Khe Sanh. Ngày hôm sau đến lượt tiểu đoàn 2 trung đoàn 3 cùa trung tá Earl R. De Long đang tham gia chiến dịch Beacon Star – Operation Beacon Star ở phía Đông tỉnh Quảng Trịnh được không vận đến Khe Sanh. Ngày 27 tháng 4, Pháo đội B/1/12 cùng pháo đội F/2/12 được đưa đến để yểm trợ hỏa lực. Mỗi pháo đội sẽ chịu trách nhiệm yểm trợ 1 tiểu đoàn

Ngày 28, mọi thứ đã sẵn sàng để tấn công lên các quả đồi. Ba ngọn đồi hình thành 1 hình tam giác. Đồi 861 cách căn cứ khoảng 5.000m hướng Tây Bắc. Đồi 881 Nam cách đồi 861 khoảng 3.000m về hướng Tây và cách đồi 881 Bắc khoảng 2.000m về hướng Nam 

Cuộc tấn công lên những ngọn đồi được TQLC Mỹ sử dụng 2 tiểu đoàn : tiểu đoàn 2/3 và tiểu đoàn 3/3 với mục tiêu số 1 là đồi 861, đồi 881 Nam là mục tiêu 2 và đồi 881 Bắc là mục tiêu 3. Theo kế hoạch, từ hướng Nam, tiểu đoàn 2/3 sẽ tấn công và chiếm đồi 861 vào ngày 28 tháng 4, tiểu đoàn 3/3 sẽ theo sau. Sau khi chiếm đồi 861, tiểu đoàn 3/3 sẽ di chuyển về hướng Tây, bảo vệ cạnh sườn giữa đồi 861 và đồi 881 Nam và tấn công đồi 881 Nam từ hướng Đông Bắc. Còn tiểu đoàn 2/3 sau khi củng cố vị trí ở đồi 861 vừa chiếm được sẽ tiến về hướng Tây, che chắn cạnh sườn phải cho tiểu đoàn 3/3 và hỗ trợ khi cần thiết

Sau những trận không kích và bắn pháo dọn đường, ngày 28 tháng 4, tiểu đoàn 2/3 chiếm được đồi 861 mà chỉ gặp rất ít sự kháng cự. Phần lớn quân Giải Phóng đã bị các cuộc ném bom của Phi Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến và hỏa lực của pháo binh giết chết. Tuy nhiên khi tiểu đoàn 3/3 tấn công đồi 881 Nam, cuộc chiến đã diễn ra khốc liệt trong nhiều ngày, trung đoàn quân Bắc Việt mà trước đó được trừ bị để tấn công căn cứ Khe Sanh nay được dùng để chặn đứng cuộc tấn công của TQLC Mỹ. Sau nhiều đợt không kích và pháo binh yểm trợ liên tục, đến ngày 2 tháng 5, trung tá Wilder mới chiếm được mục tiêu số 2 là đồi 881 Nam

Trong lúc này, tiểu đoàn 2/3 của trung tá De Long xuất phát từ đồi 861 để di chuyển đến đồi 881 Bắc, sau khi chặn đứng cuộc phản công của quân Bắc Việt vào ngày 3 tháng 5, tiểu đoàn 2/3 đã tấn công và chiếm được đồi 881 Bắc vào ngày 5 tháng 5. Cả 3 ngọn đồi đều đã được TQLC Mỹ chiếm đóng

Lực lượng không quân và pháo binh đã yểm trợ đắc lực cho TQLC trong các cuộc chiến trên những ngọn đồi trong trận đánh Khe Sanh. Trên bề mặt các ngọn đồi chi chít hàng trăm các hố bom và hố pháo nhìn giống như trên mặt trăng. Khắp nơi đều là những cây rừng bị bom đạn đốn ngã và bốc cháy tỏa khói đen nghi ngút cho thấy mức độ át liệt của các đợt oanh kích và sự khủng khiếp mà quân Giải Phóng đã phải chịu đựng. 

 

Xem lại : Trận Khe SanhBattle of Khe Sanh 1968 – P2

Xem tiếp : Trận Khe SanhBattle of Khe Sanh 1968 – P4

Leave A Reply

Your email address will not be published.