Chính quyền Sài Gòn đã có thể sụp đổ vào năm 1972

0 246

Chính phủ Sài Gòn đã có thể sụp đổ vào năm 1972 nếu không quân Mỹ không can thiệp và chiến tranh Việt Nam đã có thể chấm dứt  sớm hơn 3 năm chứ không phải chờ đến năm 1975 

Ngày 30 tháng 3 năm 1972, quân Bắc Việt mở chiến dịch Xuân hè 1972 mà lịch sử gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 và với lực lượng hùng hậu gồm 14 sư đoàn Bắc Việt và hơn 300 xe tăng đã vượt khu phi quân sự – DMZ và tấn công về phía Nam. Nhiều người cho rằng sự ác liệt thậm chí còn vượt hơn nhiều so với cuộc Tổng Tiến Công và nổi dậy năm 1968. Trong khi vào năm 1968, cuộc tấn công trên khắp lãnh thổ Việt Nam chủ yếu do các đơn vị đặc công và du kích kết hợp sự xâm nhập của vài đơn vị chính quy nhưng nhanh chóng bị đánh bại, ngoại trừ ở Huế. Còn cuộc tấn công năm 1972 là cuộc tấn công manh tính chính quy hơn với bộ binh được sự hỗ trợ của pháo binh, xe tăng, thiết giáp và các đơn vị pháo và tên lửa phòng không. Một số đơn vị Bắc Việt vượt khu phi quân sự, một số băng qua biên giới Campuchia tấn công vào vùng Tây Nguyên và thậm chí một số vượt qua biên giới gần Sài Gòn

Lúc này, quân đội Mỹ đang trong quá trình rút quân khỏi Việt Nam. Không còn lực lượng quân đội Mỹ tác chiến trên bộ tham chiến. Các cố vấn Mỹ chỉ hỗ trợ về mặt chỉ đạo và yểm trợ hỏa lực. Quân đội Sài Gòn phải tực tác chiến và lần này đối mặt với các đơn vị được huấn luyện tốt hơn, trang bị vũ khí mạnh hơn, … kết quả là quân đội VNCH đã nhanh chóng bị đánh bại. Một số đơn vị đầu hàng hoặc bỏ chạy. Tuy nhiên, vẫn có 1 số đã chiến đấu dũng cảm chẳng hạn ở An Lộc, các đơn vị ở đây đã phòng thủ kiên cường trong nhiều tuần lễ và đã chống lại các đơn vị xe tăng ngay trên đường phố bằng các khẩu súng chống tăng LAW. Dù vậy, các đơn vị Sài Gòn do các chỉ huy tham nhũng đã bị đối thủ đánh lui. Tỉnh Quảng Trị bị mất, quân bắc Việt tiến sát thành phố Huế. Quân đội và chính phủ Sài Gòn thực sự nguy ngập

Tuy nhiên, cứu tinh giúp tránh tình cảnh chính quyền Sài Gòn sụp đổ không phải là lực lượng trên bộ của Mỹ mà là lực lượng không quân. Lúc này, không quân Mỹ có khoảng 800 chiếc máy bay các loại ở Việt Nam và Thái Lan, trong số này có khoảng 2 phi đoàn máy bay từ tàu sân bay. Khoảng cuối tháng 5, Mỹ tăng cường thêm 4 tàu sân bay và 400 máy bay đến yểm trợ. Người Mỹ cũng muốn tìm sự chiến thắng để có lợi thế trên bàn đàm phán. 

Lúc này, thời điểm bắt đầu giữ xuân, nhiều mây nên không quân Mỹ hoạt động không hiệu quả, nhưng khi vào tháng 5 và tháng 6, thời tiết vào mùa Hè, không quân Mỹ yểm trợ cực mạnh. Sĩ quan Mỹ Matthew Brand : 

“Trong trận chiến ở An Lộc. Các máy bay B-52 liên tục đánh bom vào các khu vực tập trung quân và hậu cứ của Bắc Việt. Các máy bay A-6, A-7 và F-4 oanh kích chung quanh thị trấn An Lộc trong khi các máy bay A-1 Skyraider, trực thăng Gunship và máy bay Gunship thì yểm trợ ở tầm gần. Còn ở trận Kontum, các máy bay B-52 đã chận đứng cuộc tấn công và các máy bay Gunship AH-1 Cobra với tên lửa chống tăng TOW đã bắn cháy nhiều xe tăng Bắc Việt”

Từ tháng 4 đến tháng 5, An Lộc bị bao vây và chỉ sống sót nhờ các cuộc không yểm và tiếp tế từ đường không. Các binh sĩ ở đây đã đẩy lùi hết đợt tấn công này đến đợt tấn công khác của quân Bắc Việt. Đến cuối tháng 5, sau khi tổn thất đến khoảng 25.000 quân, Bắc Việt bắt đầu rút quân. Lúc này, không quân Mỹ cũng tiến hành chiến dịch Linebacker I, oanh kích mạnh ở vùng phía Bắc, các máy bay đã ném bom các tuyến đường sắt, cầu, các trục đường chính, kho bãi, … và đặc biệt thả mìn phong tỏa Hải Phòng

Chiến dịch Linebacker cũng bắt đầu áp dụng các vũ khí công nghệ cao, các quả bom điều khiển bằng laser đã có thể tấn công chính xác các cây cầu vững chãi mà các cuộc ném bom thông thường đã không thể phá hủy. Khi các máy bay MIG cất cánh đánh để ngăn chận máy bay Mỹ, họ đã bị ngạc nhiên và chịu nhiều tổn thất do các phi công Hải Quân Mỹ đã trải qua chương trình huấn luyện Top Gun để nâng cao khả năng chống chọi các máy bay MIG

Năm 1973, quân đội Mỹ rút khỏi Việt nam, chính phủ Mỹ cắt viện trợ đối với Sài Gòn và chính quyền miền Nam phải tự xoay sở trong tuyệt vọng. Năm 1975, quân đội Bắc Việt mở cuộc tấn công quy mô khác, lần này không còn được không quân Mỹ yểm trợ, thiếu thốn đạn dược, nhiên liệu, vũ khí, … chính quyền Sài Gòn đã nhanh chóng sụp đổ khi xe tăng quân Giải Phóng tiến vào dinh Độc Lập vào ngày tháng 4 năm 1975

Leave A Reply

Your email address will not be published.