
Súng chống tăng Panzerfaust Đức Quốc Xã – tiền thân của RPG, B40, B41
Súng chống tăng Panzerfaust được Đức Quốc Xã sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2. Sau đó, Liên Xô đã dựa kỹ thuật đó và phát triển thành súng RPG-1, RPG-2 hay còn gọi là B40, B41 của Việt Nam
Đức Quốc Xã chế tạo khẩu súng chống tăng Panzerfaust đầu tiên vào năm 1942 có tên gọi là súng chống tăng Panzerfaust 30, khẩu súng này sử dụng ống phóng đạn chống tăng. Đầu đạn thuộc loại đạn HEAT, ứng dụng hiệu ứng nổ lõm. Đạn được lắp ở một đầu ống, trong ống chứa thuốc phóng đạn đen. Khi bóp cò súng, kim hỏa đập vào khối thuốc phóng gây cháy đẩy đầu đạn lao ra khỏi nòng súng, luồng lửa phụt về sau tạo sự cân bằng giống theo kiểu súng không giật.
Súng chống tăng Panzerfaust 30 được chế tạo theo kiểu lắp sẵn đạn và dùng một lần rồi bỏ do đó một binh sĩ thuộc nhóm chống tăng phải mang nhiều khẩu súng cùng lúc. Tầm bắn của súng Panzerfaust 30 chỉ là 30m, do đó các binh sĩ Đức phải tìm cách áp sát xe tăng đối phương mới có thể diệt mục tiêu. Điều này rất nguy hiểm vì họ dễ dàng bị bắn hạ. Về sau, Đức phát triển thêm Panzerfaust 30 / 60 / 100 / 150, tương ứng 60m, 100m, 150m cũng theo nguyên tắc tương tự . Chỉ đến khi phiên bản Panzerfaust 250 ra đời. Ứng ụng kỹ thuật mới là sau khi bắn xong, có thể lắp đạn khác mà không cần bỏ cả ống phóng. Ngoài ra, tầm bắn được nâng lên thành 250m.
Trong trận Normandy 1944, địa hình trống trải khiến lính Đức khó áp sát được xe tăng do dễ dàng bị phát hiện từ xa và bị súng máy hoặc mảnh đạn pháo bắn hạ. Số xe tăng bị tiêu diệt bằng súng Panzerfaust chỉ chiếm 6% tổng số xe tăng bị tiêu diệt
Tuy nhiên, ở mặt trận miền Đông và khi đồng minh tiến sâu vào đất Pháp, Bỉ, … các trận chiến phần lớn diễn ra ở các thành phố. Lúc này, súng Panzerfaust được phát huy tối đa sức mạnh khi lính Đức dễ ẩn nấp và tiến cận xe tăng. Số xe tăng bị tiêu diệt bằng súng Panzerfaust tăng lên mức 70% tổng số xe tăng bị tiêu diệt. Hiệu suất đạt mức cực khủng
Để chống lại sự nguy hiểm của súng Panzerfaust, lính Liên Xô lắp thêm lưới sắt quanh xe tăng nhưng cũng không mang lại nhiều hiệu quả. Cuối cùng, các xe tăng buộc phải dừng từ xa ngoài 300m tức ngoài tầm súng Panzerfaust, từ đó pháo kích vào các khu nhà và cho bộ binh tiến vào lục soát để tiêu diệt các nhóm Panzerfaust

Sau khi đánh bại quân Đức, Liên Xô đã dựa trên các khẩu súng Panzerfaust thu được, thu dụng các nhà khoa học Đức và từ đó phát triển thành khẩu súng RPG-1. Tiếp theo đó là khẩu RPG-2, RPG-7. Hai mẫu súng này được Liên Xô viện trợ cho quân đội Việt Nam rất nhiều. Trên chiến trường Việt Nam, RPG-2, RPG-7 được gọi tên lần lượt là súng B40 và súng B41
Tên súng | Trọng lượng | Thuốc phóng | Đầu đạn Ø |
Vận tốc đạn Vmax |
Khoảng cách bắn |
Xuyên giáp |
---|---|---|---|---|---|---|
Faustpatrone 30 | 2.7–3.2 kg | 70 g | 100 mm | 28 m/s | 30 m | 140 mm |
Panzerfaust 30 | 6.9 kg | 95–100 g | 149 mm | 30 m/s | 30 m | 200 mm |
Panzerfaust 60 | 8.5 kg | 120–134 g | 149 mm | 45 m/s | 60 m | 200 mm |
Panzerfaust 100 | 9.4 kg | 190–200 g | 149 mm | 60 m/s | 100 m | 200 mm |
Panzerfaust 150 | 6.5 kg | 190–200 g | 106 mm | 85 m/s | 150 m | 280–320 mm |
Thông số kỹ thuật cơ bản súng Panzerfaust 60:
- Chiều dài : 98cm
- Nặng : 6,25Kg
- Cỡ đạn : 149mm
- Đầu đạn HEAT hiệu ứng nổ lõm
- Tầm bắn : 60mm
- Thuộc loại bắn 1 lần rồi bỏ