Nạn đói diệt chủng Holodomor ở Ukraine – The Great Famine in Ukraine 1932-1933

0 776

Hiện nay một số người Ukraine vẫn có thành kiến với Liên Xô và sau này là Nga là do Nạn đói diệt chủng Holodomor ở Ukraine 1932 dưới thời Stalin – The Great Famine in Ukraine 1932-1933

Năm 1932, để ngăn chận phong trào ly khai ở Ukraine, chính quyền Stalin đã cho bắt giam và đi đày hàng chục nghìn người đến vùng Siberia lạnh giá, Stanislaw Redens là thân cận của Stalin nhận được yêu cầu của Stalin để tiến hành Cải Cách Ruộng Đất, tiêu diệt các thành phần địa chủ mà tiếng Nga gọi là Kulak, hình thành hợp tác xã và trưng dụng lúa mì, lương thực, … với mức phải nộp lên đến 44%. Năm 1932 gặp nạn hạn hán, .. lương thực thiếu hụt, Stalin vẫn không giảm thuế, dân Ukraine đói nghiêm trọng nhưng lương thực vẫn bị trưng dụng để bán ra nước ngoài lấy ngoại tệ để phục vụ nền kinh tế Liên Xô

Chính quyền Soviet ra lệnh bắt giữ bất kì ai mang trong mình bột mì hay bất kì thứ thực phẩm gì trên các cánh đồng hợp tác xã mình canh tác. Toàn bộ lương thực cũng bị lưu chuyển đi khỏi Ukraina. Hệ thống giám sát được siết chặt bất chấp nạn đói đang lan rộng, ngăn cản lưu thông lượng thực, không cho trao đổi, buôn bán, vận chuyển, cũng như những người đang sắp chết đói đi tìm kiếm thức ăn. Tại nông thôn, những con người đói khát bị cấm không được đi vào thành phố kiếm thức ăn, ngăn không cho họ lên tàu, nhiều người chết gục vì đói ngay cạnh đường ray…

Nạn đói ở Ukraine 1932 sau này được gọi là Holodomor tức “nạn diệt chủng về nạn đói”, tên gọi tương tự là Holocaust là “nạn diệt chủng của người Do Thái”. Tổng số người chết trong nạn diệt chủng Holodomor ở Ukraine theo các số liệu rất khác nhau. Thống kê của nhà sử học Volodymyr Kubiyovych cho biết số người chết là khoảng 2.5 triệu, của nhà sử học Vasyl Hryshko là 4.8 triệu và của nhà sử học Robert Conquest là 5 triệu người. Vào năm 2007, nhà sử học người Anh David R. Marples công bố con số người chết trong nạn diệt chủng Holodomor là 7.5 triệu người và cho đến nay, đa phần các tài liệu đều trích dẫn con số này của David R. Marples  

Đoàn xe ngựa của lữ đoàn Xe Lửa Đỏ của chính quyền Liên Xô đến thu gom nông sản của dân làng Oleksiyivka, Kharkiv để đưa vào kho của chính phủ trong nạn đói diệt chủng Holodomor ở Ukraine 1932- Soviet Government's Red Train brigade were taking away food from the peasants in The Great Famine of 1932–1933 in Ukraine
Đoàn xe ngựa của lữ đoàn Xe Lửa Đỏ của chính quyền Liên Xô đến thu gom nông sản của dân làng Oleksiyivka, Kharkiv để đưa vào kho của chính phủ trong nạn đói diệt chủng Holodomor ở Ukraine 1932- Soviet Government’s Red Train brigade were taking away food from the peasants in The Great Famine of 1932–1933 in Ukraine

Trang web Oxford Bibliographies của trường Đại Học Oxford ghi nhận : “một sự đồng thuận đã hình thành giữa các học giả rằng các cuộc diệt chủng trong thế kỷ 20 bao gồm (mặc dù không giới hạn) các trường hợp sau: Herero năm 1904–1907, cuộc diệt chủng của người Armenia ở Ottoman Đế chế năm 1915–1923, Holodomor ở Ukraine thuộc Liên Xô cũ năm 1932–1933, Holocaust của người Do Thái năm 1938–1945, Bangladesh năm 1971, Campuchia năm 1975–1979, Đông Timor năm 1975–1999, Bosnia năm 1991–1995, và Rwanda năm 1994

Hiện vẫn còn tranh cãi liệu Stalin có biết khi nạn đói diễn ra mà vẫn tiếp tục trưng dụng lương thực để bán hay không. Nhà sử học kiêm nhà báo Anne Applebaum, đoạt giải thưởng Pulitzer năm 2004 với tác phẩm « Kulak, một câu chuyện » cho biết :

Chúng tôi có những lá thư do Stalin viết vào mùa hè1932 cho Kaganovitch, một trong những tay sai của ông ta, trong đó Stalin tỏ ra giận dữ. Vào lúc tập thể hóa, khi Ukraina bắt đầu chịu đựng nạn đói, đã xảy ra các vụ nổi dậy và phản kháng, thậm chí nổi dậy vũ trang chống lại đảng, để chống chủ trương tịch thu ngũ cốc. Một số đảng viên cộng sản Ukraina bắt đầu đánh hơi thấy, họ từ chối tịch thu thực phẩm của nông dân, khiến Stalin nổi trận lôi đình. Ông ta viết trong thư, đây là lúc phải đàn áp.

Vài tuần sau, có các chỉ thị mật nhắm vào Ukraina. Nạn đói gia tăng, và đến mùa xuân 1933, tỉ lệ tử vong lên rất cao. Cần nhắc lại rằng đó không phải do hạn hán, mà trước hết là lúa mì rồi rau quả, khoai tây và gia súc lần lượt bị tịch biên. Tháng 12 rồi tháng Giêng, tháng Hai, các đội dân quân đi càn khắp Ukraina và tịch thu thực phẩm, tuy biết rằng người dân đang chết đói. Có rất nhiều bản báo cáo, kể cả của công an, về các vụ ăn thịt người. Như vậy có rất nhiều bằng chứng là Stalin đã biết.”

Người dân chết đói trên đường ở Kharkiv trong nạn đói diệt chủng Holodomor ở Ukraine 1932- Starved peasants on a street in Kharkiv in The Great Famine of 1932–1933 in Ukraine
Người dân chết đói trên đường ở Kharkiv trong nạn đói diệt chủng Holodomor ở Ukraine 1932- Starved peasants on a street in Kharkiv in The Great Famine of 1932–1933 in Ukraine

Ngày 10 tháng 11 năm 2003, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, 25 quốc gia trong đó có Nga, Ukraine, Mỹ đã cùng ký văn bản, trong đó có ghi :

“Vào thời chế độ Soviet trước đây, hàng triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của chính sách tàn bạo. Nạn Đói Kinh Khủng năm 1932-1933 ở Ukraine –  The Great Famine of 1932–1933 in Ukraine (Holodomor) đã cướp đi mạng sống của 7-10 triệu người và là thảm kịch quốc gia đối với Ukraine. Trong lễ tưởng niệm lần thứ 70 này do chính quyền Ukraine tổ chức, chúng tôi cũng tưởng nhớ đến hàng triệu người Nga, Kazakhs, … và đại diện của các quốc gia khác đã chết vì nạn đói ở vùng sông Volga, Bắc Caucasus, Kazakhstan và các vùng khác trên lãnh thổ Liên Xô đã chết vì nội chiến, bị cưỡng bức tập trung , … đã để lại vết sẹo trong nhận thức của thế hệ tương lai”

Bức tượng bé gái tưởng niệm nạn đói diệt chủng Holodomor ở Ukraine 1932 dưới thời Stalin, tay cầm nhánh lúa mì với đôi mắt buồn u uất - Holodomor memorial moonument in The Great Famine in Ukraine 1932-1933 with little girl holding wheat spikelet
Bức tượng bé gái tưởng niệm nạn đói diệt chủng Holodomor ở Ukraine 1932 dưới thời Stalin, tay cầm nhánh lúa mì với đôi mắt buồn u uất – Holodomor memorial moonument in The Great Famine in Ukraine 1932-1933 with little girl holding wheat spikelet

Cho đến nay, Nga vẫn phủ nhận Nạn Đói ở Ukraine 1932 là sự “Diệt Chủng” – “Genocide” do đó, trong các văn bản LHQ đều không dùng từ ngữ này mà chỉ dùng từ Nạn Đói Kinh Khủng năm 1932-1933 ở Ukraine The Great Famine of 1932–1933 in Ukraine (Holodomor)

Ngày thứ 7 lần thứ 4 trong tháng 11 hàng năm được người Ukraine làm lễ tưởng nhớ nạn diệt chủng Holodomor . Bức tượng được dựng lên làm bia tưởng niệm là bé gái gầy gò với đôi mắt u uất, trên tay cầm bông lúa mì là nông sản chính ở Ukraine. Trong ngày này, rất nhiều người dâng hoa, thắp nến ở bên dưới bức tượng cùng rất nhiều hoa và đặc biệt là có rất nhiều bông lúa mì trĩu hạt

Ngày nay, rất nhiều tượng và đài tưởng niệm nạn đói Holodomor được dựng lên ở các thành phố ở Ukraine, Mỹ, Ba Lan, Canada, ..

Leave A Reply

Your email address will not be published.