Phan Thanh Giản dưới mắt nhìn của người Pháp

0 91

Phan Thanh Giản là quan đại thần nhà Nguyễn và là người được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn.

Phan Thanh Giản (chữ Hán: 潘清簡; 1796–1867), tự Tĩnh Bá, Đạm Như (淡如), hiệu Ước Phu, Lương Khê có tổ phụ vốn người nhà Minh di cư sang Hoài Nhơn, Bình Định của Việt Nam. Từ nhỏ được cho đi học. Năm 1825, ông đỗ Cử Nhân và năm 1826, ông đỗ Tiến Sĩ và làm quan 3 triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng và sau đó chiếm dần các tỉnh Tây Nam Bộ. Phan Thanh Giản được cử làm Chánh Sứ cùng Lâm Duy Hiệp làm Phó Sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn. Theo Hòa Ước Nhâm Tuất, nhà Nguyễn phải cắt ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) cùng bồi thường chiến phí cho Pháp. Đồng thời phải chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Do đó, dân gian có câu truyền “Phan Lâm mãi quốc, triều đình thí dân” (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình bỏ dân chúng)

Từ hiệp ước I862, cho đến khi thượng tướng La Grandière sáp nhập nốt ba tỉnh miền Tây Nam-kỳ, Phan Thanh Giản đã giữ một vai trò chính yếu trong các sự giao thiệp giữa triều-đình Huế và người Pháp : ông đã đại diện cho triều-đình để ký hiệp ước I862, ông đã cầm đầu một phái bộ qua Pháp để điều đình về những vấn đề liên quan tới hiệp ước ấy ; được cử làm kinh lược ba tỉnh miền Tây Nam-kỳ, ông đã phải đương đầu với chính sách bành trướng rất hoạt động của La Grandière. Tất nhiên, Phan Thanh Giản đã là một trong những vị quan Việt-Nam tiếp xúc nhiều nhất với người Pháp, và vài sĩ quan Pháp đã tường thuật lại một số những cuộc tiếp xúc này. Các tài liệu ấy cho phép chúng ta được Phan Thanh Giản dưới cái nhìn của người Pháp đã ra sao.

I. CUỘC ĐỜI CỦA PHAN THANH GIẢN, TÓM LƯỢC BỞI E. LURO

Eliacin Luro tới Nam-kỳ năm I864 và sống ở đây cho tới năm I876. Ông điều khiển Sở tư pháp bản xứ dưới thời thống đốc Dupré, và được giao phó nhiệm vụ tổ chức trường tập sự (Collège des Stagiaires), có mục đích đào tạo những vị tham biện của nền hành chánh của thuộc địa Nam kỳ (Inspecteurs des Affaires Indigènes). Trong tác phẩm LE PAYS D’ANNAM của ông, nói về sự tổ chức xứ Việt Nam của triều Nguyễn, ông đã dẫn Phan Thanh Giản làm điển hình cho quan lại Việt Nam.Ở Pháp, người ta chỉ còn nhớ chút đỉnh tới phái bộ an-na-mít hướng dẫn bởi Phan Thanh Giản đến Paris vào năm I863. Nhân vật này đã giữ một vai trò quan trọng trong sự bang giao giữa hai quốc gia. Vài chi tiết về đời sống và tính nết của ông ta sẽ làm nổi bật cốt cách cao thượng và đạo đức cổ xưa thường được đôi khi tượng trưng bởi các đại sĩ phu của xứ An-nam.

Phan Thanh giản là con trai của một viên chức hành chánh nhỏ. Thân sinh ông, vì cấp trên thất sủng, bị kết án khổ sai, và vì thế phải làm những sưu dịch nặng nhọc nơi tỉnh lỵ. Phan Thanh Giản, tuy mới lên mười hai tuổi, không muốn rời thân phụ ; ông theo cạnh cha khắp nơi, để chia sẻ các khổ não cùng thân phụ, và giúp sức thân phụ trong các khổ dịch phải làm. Lòng hiếu tử của ông chẳng bao lâu được để ý, vì đấy là đức hạnh mà dân tộc này tôn trọng rất nhiều. Các quan tỉnh vời ông tới để chất vấn, và lấy làm kinh ngạc trước trí thông minh sớm sủa của ông : ông được lệnh thụ huấn quan Đốc học, với hi vọng được thấy giảm bớt hình phạt của cha mình. Thiếu niên này hứa theo lòng mong muốn ấy và giữ lời : vài năm sau, ông đậu một cách vẻ vang các khoa thi cử nhân, và lên đường tới Huế để dự trường thi Tiến sĩ.

Cho tới bây giờ, xứ Nam Kỳ vẫn chưa sản xuất được một vị tiến sĩ nào cả. Các bài thi của Phan Thanh Giản phi thường đến nỗi mà nhà vua, sau khi đã đọc những bài này, muốn đích thân sát hạch ông. Minh Mạng hài lòng với các lời đáp ứng của ông, giao phó cho ông một chức vụ thân tín. Vị tiến sĩ trẻ tuổi được nâng lên chức quan hàm chánh nhị phẩm mau chóng ; sau đó, ông được cử làm phó ngự sử. Tuân thủ đạo Nho, ông kính cẩn dâng lên nhà vua những lời trung cáo mỗi khi ông tin là Hoàng đế nhầm lẫn. Minh mạng là một vị đế vương chuyên chế thực sự, tự cho là không khi nào lầm lỗi. Vị tiến sĩ của chúng ta bị liên lụy quá nhiều bởi sự quan tâm của ông đối với các lợi ích của quốc vương ; sau khi đã bị trừng phạt nhiều lần vì lòng trung thực của ông, rốt cuộc ông bị tước đoạt quan hàm và chức vị, và được sung vào các đội quân tiền phong khi bấy giờ chinh chiến trong tỉnh Quảng Nam.

Phan Thanh Giản phục tòng sự trừng phạt ấy với một lòng đại độ hiếm có. Mặc quần áo một binh quèn, ông đi hàng đầu, làm gương dũng cảm và tuân trọng kỷ luật cho tất cả mọi người. Không bao lâu, ông được tướng sĩ cảm phục và quân đội kính nể. Nhà vua, sau khi giác ngộ sự phẫn nộ bất công của mình, triệu ông về, và dưới các triều vua kế vị Minh Mạng, ông được nâng lên tới những chức quyền quốc gia đại dụng nhất.Khi chiến tranh bùng nổ giữa nước Pháp và nước Annam, ông là người độc nhất dám khuyến hòa, nhưng vô hiệu. Tới lúc triều đình Huế bị đưa tới đường cùng, chính ông là người mà nhà vua giao cho trách nhiệm thương lượng.Phan Thanh Giản ký kết hòa ước và nhờ sự khéo léo ngoại giao của ông, đạt được sự qui hoàn tỉnh Vĩnh Long. Khi đó, ông được phái làm sứ giả tới Paris và sau khi trở về, được cử làm quan kinh lược ba tỉnh ở phía Tây thuộc địa của chúng ta.

 

Xem tiếp : Phan Thanh Giản dưới mắt nhìn của người Pháp – P2

Leave A Reply

Your email address will not be published.