Trận chiến tổn thất nặng nề nhất của Mỹ trong thế chiến thứ hai

0 217

Trận Bulge hay còn gọi là trận Ardennes diễn ra 16 tháng 12 năm 1944 được xem trận chiến tổn thất nặng nề nhất của Mỹ trong thế chiến thứ hai khi mất đến 19.000 lính Mỹ

Trận Bulge nổ ra từ ngày 16/12/1944, khi Hitler đã vạch kế hoạch huy động lực lượng cực lớn binh sĩ Đức Quốc Xã, dưới quyền chỉ huy của thống chế Gerd von Rundsted, mở cuộc phản công, đánh vào phòng tuyến quân Đồng minh nhằm chọc thủng chiến tuyến, tiến về phía Tây với mục tiêu là chiếm cảng Antwerp, miền bắc nước Bỉ , chia cắt và bao vây quân Anh và Mỹ trong khu vực nhằm giành thế có lợi để mở cuộc thương thuyết và giải pháp đình chiến

Khi trận Ardennes kết thúc vào ngày 24/12/1944, Mỹ bị thiệt hại tới 19.000 binh sĩ và đây là trận chiến tổn thất nặng nề nhất của Mỹ trong thế chiến thứ 2, nhưng đã bảo vệ thành công phòng tuyến quan trọng trước quân đội phát xít.

Marcel Schmetz vẫn nhớ cảnh những chiếc xe tải chở đầy thi thể lính Mỹ, máu chảy nhuốm đỏ con đường cách đây 75 năm. Trong ký ức của Schmetz, có những ngày hơn 200 người chết trận. “Nó khiến tôi liên tục gặp ác mộng”, Schmetz nói. Cậu học sinh 11 tuổi khi đó quyết tâm phải trả ơn những người lính Mỹ đã tới tham chiến, giúp giải phóng quê hương. “Tôi phải làm điều gì đó”.

Ngồi quanh chiếc bàn ở phòng khách, Marcel cùng vợ Mathilde và cựu binh Arthur Jacobson chia sẻ nhiều câu chuyện về trận đánh tháng 12/1944, đánh dấu sự thất bại của phát xít Đức trước quân Đồng minh. Jacobson là binh sĩ phụ trách khẩu Bazoka thuộc tổ chống tăng, khi anh mới 20 tuổi, đã gia nhập quân đội và chiến đấu ở mặt trận phía Tây. Anh vẫn đang nhắc lại những người bạn đã mất năm xưa với đôi mắt nhỏ lệ. 

“Tôi ít khi chia sẻ những câu chuyện này, nhưng thỉnh thoảng kể lại một chút cho ai đó muốn biết”, , 

Đối với Marcel và Mathilde, đôi vợ chồng nổi tiếng với nhiều người ở Mỹ, việc lưu giữ ký ức về trận đánh 75 năm trước giống như sứ mệnh của cuộc đời, bởi nó là cầu nối của tình bạn và sự cảm thông. Họ không cô đơn trong sứ mệnh này. Từ bờ biển ở Normandy, nơi chứng kiến cuộc đổ bộ của quân Đồng minh, tới những cánh rừng ở Ardennes, Bỉ, người dân vẫn rất cảm kích những gì lính Mỹ đã làm. Tuy nhiên, những người đó vẫn sống trên các vết sẹo chiến tranh, nơi chiến trường, đài tưởng niệm, nghĩa trang chỉ cách vài km.

Ký ức chiến tranh dần phai nhạt khi nhiều người vì lý do cuộc sống, phải di chuyển đến những nơi sầm uất ở Châu Âu. Còn những người trẻ tuổi cũng có nhiều thời gian để tìm hiểu về cuộc chiến đã diễn ra cách họ gần 100 năm. Nhiệm vụ của vợ chồng Marcel ngày càng khó khăn hơn. Những người trực tiếp tham chiến và chứng kiến như Marcel giờ nếu còn sống cũng đã hơn 90 tuổi. Marcel muốn tìm thế hệ lính Mỹ trẻ để có thể tiếp nối ông duy trì lịch sử. 

“Những người lính Mỹ trẻ đóng quân tại căn cứ quân sự ở Đức luôn nhắc nhớ tôi về sự góp mặt của lính Mỹ trong trận chiến năm 1944 để giải phóng nơi này. Tôi không thể quên họ. Sao tôi có thể quên họ chứ?”

Leave A Reply

Your email address will not be published.