Vụ nổ trên tàu Fort Stikine ở Ấn Độ năm 1944 – Bombay Explosion

0 159

Vụ nổ trên tàu Fort Stikine ở Ấn Độ – Bombay Explosion 1944 khiến 1.300 người chết ở Bombay, Ấn Độ vào năm 1944 – được xem là lớn nhất chỉ sau vụ Mỹ thả bom nguyên tử ở Nhật Bản

Đầu năm 1944, Ấn Độ vẫn còn là thuộc địa và là đồng minh và tham chiến cùng Anh để chống lại quân Đức tại chiến trường Châu Phi và chống quân Nhật ở chiến trường Châu Á. Ngày 24 tháng 2 năm 1944, tàu chở hàng Fort Stikine của Anh với trọng tải 7,142 tấn, xuất phát từ vùng Birkenhead , băng qua  Gibraltar, Port Said and Karachi, và cập bến cảng ở thành phố Bombay ngày 12 tháng 4. Trên tàu chở theo 1.395 tấn thuốc nổ, trong đó có 238 tấn là hàng hóa nhạy cảm loại A là đạn pháo, thủy lôi, … Ngoài ra, trên tàu còn chở theo máy bay chiến đấu Supermarine Spitfire để đưa đến tham chiến ở chiến trường Châu Á, gỗ, dầu, … và đặc biệt là lượng vàng thỏi trị giá 890.000 bảng Anh (gần 30 tỷ đồng). Vàng được chứa riêng trong 31 thùng vàng. Thuyền trưởng của tàu là ông Alexander James Naismith

Vào khoảng 12h45 ngày 14 tháng 4 năm1944, khi tàu chở hàng Anh đang neo đậu tại bến cảng Victoria ở Bombay, một số người phát hiện khói bốc ra từ cánh quạt thông gió của buồng số 2 trên tàu Fort Stikine nhưng họ nghĩ có lẽ là do một số thủy thủ đang hút thuốc hoặc đang nấu đồ ăn nên không chú ý

Đến lúc 13h30, khói bốc lên càng lúc càng nhiều, một sĩ quan cảnh sát phát hiện và cho tiến hành dập lửa, viên sĩ quan này cho rằng có thể khống chế được nên không báo động. Tới 13h45, Mohamed Taqi, quản đốc một đội bốc xếp, nhìn thấy khói bốc lên ở buồng số 2, mới báo động cho thủy thủ trên tàu và các vòi nước được hướng đến khu vực khói bốc lên. Tiêu chuẩn an toàn ở các bến tàu khi đó là có một máy bơm với thủy thủ đoàn túc trực khi tàu đang dỡ hàng. Thấy người trên tàu nhốn nháo, đội trưởng phụ trách bến tàu lệnh cho đội phó liên lạc với Đội cứu hỏa và gửi cho họ tin nhắn số 2 – thể hiện rằng có cháy ở tàu chở chất nổ nhưng đường liên lạc bị lỗi nên không gửi được. Đến 14h, các thủy thủ và lực lượng chữa cháy đã bơm khoảng 900 tấn nước lên tàu để dập lửa, làm nguội tàu và ngăn ngừa phát nổ nhưng đã không thành công. 

Lúc này, các nhân viên chữa cháy không thể tìm được đường để vào sâu bên trong tàu dập lửa do khói đen quá dày đặc. Nhiệt độ trong tàu lên rất cao khiến nước đọng trên tàu cũng sôi lên sùng sục. Đến 15h50, lệnh bỏ tàu được ban hành. Khoảng 16h05, tàu Fort Stikine phát nổ, chiếc tàu gần như bị bẻ làm đôi và chìm xuống, sức nổ cũng hất tung các khung cửa sổ trên tàu đi xa 12km. Cảm biến chấn động đặt tại Shimla cách đó 1.750km cũng ghi nhận được sự chấn động này. Các mảnh vỡ kim loại, mảnh vỡ của xác tàu, … bắn tung tóe ra bán kính 2km chung quanh. 11 chiếc tàu neo đậu chung quanh cũng bị chìm

Ngay sau khi vụ nổ tàu Fort Stikine bị nổ ở Ấn ĐộBombay Explosion 1944 diễn ra, do hiếu kỳ, rất đông dân chúng khắp nơi kéo vào phía cảng biển để xem. Đến 16h33, vụ nổ thứ hai xảy ra, áp lực nổ quá lớn, hất tung những mảnh vỡ của tàu Fort Stikine, những chiếc tàu bên cạnh, …. lên bờ. Vụ nổ cũng làm sập nhiều công trình xây dựng và thổi tung những xác người đang đứng xem lên không trung. Vàng thỏi trong 31 thùng vàng văng khắp nơi và tạo nên cơn mưa vàng, nhưng không còn ai dám đến gần để nhặt chúng

Trang Indian Express đã ghi nhận rằng, các đội phá dỡ đã làm việc cật lực suốt 2 ngày để dọn dẹp khu vực bị ảnh hưởng sau khi các vụ nổ phá hủy các tòa nhà. Thiệt hại rất lớn. Theo thống kê, có đến 231 người là lực lượng cứu hỏa, thủy thủ, làm việc ở bến cảng thiệt mạng. Hơn 500 thường dân bị chết. Hơn 2.500 người bị thương. Mười ba chiếc tàu các loại bị chìm chưa kể một số khác bị hỏng, hư hại. Tổng trọng tải tàu bị chìm là 50.000 tấn và gần 60.000 tấn hàng hóa bị phá hủy. Một số thống kê cho thấy số người chết lên đến 1.300 người

Theo trang Scroll, vụ nổ tại cảng ở Bombay là vụ nổ mạnh nhất tại chiến trường phía đông cho tới khi Mỹ thả quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Trong vụ nổ này, có 66 người thuộc lực lượng chữa cháy bị thiệt mạng nên ngày 14 tháng 4 đã được chọn làm Ngày của Đội cứu hỏa của thành phố Bombay 

Vì vụ việc xảy ra trong thời điểm Thế chiến II đã khiến hơn 6.000 nhà xưởng, công ty bị ảnh hưởng, hơn 50.000 người bị mất việc làm . Do đó, có suy luận rằng vụ nổ kinh hoàng là do tình báo của quân Nhật hoặc tình báo của quân Đức trà trộn vào cảng Victoria để tiến hành đặt thuốc nổ phá hoại. Tuy nhiên, sau đó, cả Đức và Nhật đều bác bỏ tin này và các cuộc điều tra sau đó cũng cho thấy đó chỉ là tai nạn

Leave A Reply

Your email address will not be published.