Trung Quốc tạo xung đột biển Đông

0 129

Từ năm 1974, Trung Quốc tạo xung đột biển Đông nhằm tạo sự hợp pháp trước quốc tế về tranh chấp ở quần đảo Trường Sa năm và từ đó tạo ra trận hải chiến Gạc Ma năm 1988

Ngay từ khi Trung Quốc chiếm đóng trái phép hầu hết Quần đảo Hoàng Sa từ tháng 01/1974, Trung Quốc đã có kế hoạch đánh chiếm quần đảo Trường Sa để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông.

Tháng 9/1982, ngay sau khi nhậm chức Tư lệnh Quân chủng Hải quân Trung Quốc, tướng Lưu Thanh Hoa đã đề xuất ý kiến là phải cho các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đến các đảo, đá, bãi cạn ở Trường Sa để dựng nhà giàn, giành chỗ đứng chân để chứng minh sự hiện diện của Trung Quốc ở Trường Sa. Y cũng gấp rút cử các biên đội tàu xuống phía nam Biển Đông nhằm khảo sát và đo đạc luồng lạch của các đảo ở quần đảo Trường Sa, phục vụ cho mục đích chiếm đóng trái phép sau này.

Để phục vụ tiến hành cho cuộc chiến mà y cho là “có lợi ích lớn cho Trung Quốc”, cuối tháng 12 năm 1986, Lưu đã cho máy bay và tàu thuyền [gồm cả tàu chiến và tàu cá vũ trang] tiến hành hoạt động trinh sát, thăm dò từ khu vực đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền Chài.

Tháng 4/1987, tướng Lưu Thanh Hoa giao nhiệm vụ cho Tư lệnh Trần Minh Sơn của Hạm đội Nam Hải [phụ trách nhiệm vụ tác chiến trên Biển Đông], yêu cầu các tàu chiến nhận nhiệm vụ tuần tra Trường Sa cố gắng áp sát lý lẽ hợp pháo về việc Trung Quốc tạo xung đột biển Đông

Đánh chiếm quần đảo Trường Sa

Ngày 6/5/1987, tư lệnh Lưu Hoa Thanh hạ lệnh thành lập hạm đội với 10 chiếc chiến hạm xuất phát từ và tổ chức diễn tập các thao tác như đổ bộ, tác chiến,  xây dựng mạng lười phòng không, … Đến ngày 6/11, Quốc vụ viện và Quân ủy trung ương Trung Quốc công bố bản phê chuẩn về đề xuất của Lưu. Cũng trong tháng 11 năm 1987, Lưu Hoa Thanh trở thành Ủy viên Ủy ban Quân sự Trung ương (Quân ủy Trung ương) Trung Quốc và giữ chức Phó Tổng thư ký (một năm sau, đến tháng 11/1989, Lưu giữ chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương). Lưu sau đó lập tức triệu tập cuộc họp để thực hiện kế hoạch và các công tác chuẩn bị cho xây dựng trạm, theo đó, trách nhiệm xây dựng trạm là được giao cho lực lượng Hải quân Trung Quốc, với sự hỗ trợ về nghiệp vụ của Cục Quản lý Hải dương Trung Quốc.

Giữa tháng 10 đến tháng 11 năm 1987, Hạm đội Nam Hải lại tiếp tục đưa tàu nghiên cứu Hải Dương 4 và một số tàu chiến đi qua các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông, Trường Sa, Song Tử Tây; có lúc các tàu này vào sát đảo của ta khoảng 1 hải lý. Và sau đó, tướng Lưu Thanh Hoa đã phát thảo các kế hoạch chiếm các quần đảo ở biển Đông dựa trên lý lẽ hợp pháp về việc Trung Quốc tạo xung đột biển Đông

Đánh chiếm quần đảo Trường Sa

Ngày 22/01/1988, Trung Quốc đưa 4 tàu hộ vệ tên lửa, khu trục tên lửa, tàu dầu, tàu đổ bộ và một số tàu khác đến chiếm đóng đảo Chữ Thập. Sau đó, chúng đưa một lực lượng lớn gồm 8 tàu, trong đó có 2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 khu trục tên lửa, 4 tàu bảo đảm đậu xung quanh đảo, khống chế không cho tàu thuyền các nước qua lại khu vực đảo này đồng thời xây dựng 3 cụm tác chiến nhằm củng cố quyền lợi ở biển Đông 

Tháng 3, Trung Quốc lại huy động lượng lớn tàu chiến để tăng cường các khu vực biển Đông. Ngày  14 tháng 3, xảy ra hải chiến Gạc Ma, Ngày 23/3, Trung Quốc đánh chiếm thành công đá Xu Bi. Lúc này, Trung Quốc đã chiếm được 6 quần đảo lẫn các mõm đá, gồm: Chữ Thập, Xu Bi, Gạc Ma, Ga Ven, Huy Gơ (Tư Nghĩa), Châu Viên. Đến nay, mặc dù Việt Nam liện tục phản đối, quân Trung Quốc vẫn chai lỳ và không hề có ý định sẽ trao trả những đảo này cho phía Việt Nam

Leave A Reply

Your email address will not be published.