Bí ẩn cách chết của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản

0 697

Các sách giáo khoa sử đều ghi rằng Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản là một thiếu niên anh hùng và đã anh dũng tử chiến trong chiến tranh chống quân Nguyên Mông. Nhưng thật ra bí ẩn cách chết của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản vẫn khiến nhiều người nghi ngờ

Trong “Lịch sử nước ta” Bác Hồ, như sau:

“Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền,

Mấy lần đánh thắng quân Nguyên,
Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung
Thật là một đấng anh hùng,

Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo”.

Thực tế thì trong các bộ chính sử Đại Việt có rất ít thông tin về Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, và cũng chẳng có thông tin gì về tuổi tác. Chúng ta đành phải tự xâu chuỗi dữ liệu để xác định tuổi nhé.

Năm 1279, sau khi nhà Tống bị nhà Nguyên tiêu diệt hoàn toàn, nhà Tống diệt vong trong tay Tống Thiếu Đế lúc đó mới 13 tuổi. Một số người Tống kéo sang Đại Việt lánh nạn và giúp nhà Trần đánh giặc Mông – Nguyên. Một đội quân do hoàng tử Tống tên là Triệu Trung cầm đầu chiến đấu dưới sự chỉ huy của Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật.

Em của hoàng tử Triệu Trung là công chúa Triệu Ngọc Hoa cùng chiến đấu trong đội quân này. Trần Quốc Toản cũng cầm đầu một đội quân khác chiến đấu dưới sự chỉ huy của tướng Trần Nhật Duật. Sau đó Trần Quốc Toản và Triệu Ngọc Hoa yêu thương nhau và hai người thành vợ chồng. Vì lấy vợ Tống, cho nên mặc dù trung nghĩa và lập được nhiều chiến công nhưng Trần Quốc Toản chỉ được phong tước hầu (Hoài Văn hầu) chứ không được phong tước vương. Như vậy Hoài Văn Hầu lấy Công chúa Ngọc Hoa muộn nhất là năm 1279.

– Sau đó Hoài Văn Hầu dẫn quan binh nhà Tống vào tị nạn Đại Việt, năm 1282 vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên Mông. Trần Ích Tắc thấy Hoài Văn Hầu và Hoài Nhân Vương Kiện còn trẻ nên không cho vào tham dự.

– Năm 1285 chiến tranh chống quân Nguyên Mông lần 2, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành vương và Hoài Văn Hầu cùng tướng Nguyễn Khoái điểm binh đón đánh quân Nguyên Mông ở bến Tây Kết.

– Năm 1288 chiến tranh chống quân Nguyên Mông lần 3, trong “Việt sử kỷ yếu” viết: Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã giúp Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chống đỡ trước cuộc tấn công của Ô Mã Nhi ở bến Vân Đồn. Trong trận Bạch Đằng sau đó, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản cũng đã góp công bắt tướng giặc Ô Mã Nhi và cướp quân lương của địch. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản hăng hái cự địch, không may qua đời ngày 2 tháng 2 âm lịch.

Như vậy từ khi Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản dẫn quan binh nhà Tống vào tị nạn Đại Việt, đến khi mất là 9 năm. Ngài đã có 2 vợ là Công chúa Nam Tống Triệu Ngọc Hoa, và Quận chúa Đại Việt Trần Đại Như Vân. Nếu khi Trần Quốc Toản mất là anh hùng 16 tuổi như cụ Hiền viết (ở trên), thì Hoài Văn Hầu lấy vợ khi 7 tuổi sao ? Thời phong kiến lấy vợ/chồng khi còn thiếu niên ko hiếm, nhưng một thiếu niên được vua chọn làm Phò mã thì khó lắm thay !

Bí ẩn về cái chết của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, theo chính sử Việt Nam ghi lại rất sơ sài, chỉ ghi rằng ông mất năm 1285 nhưng không nói rõ ông mất ở đâu, trong trận nào. Riêng các quyển sử của nhà Nguyên viết rằng ông chết trong trận đánh ở sông Như Nguyệt. Thật ra có thể nhà Nguyên đã nhầm giữa Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản với Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện. Người đã bị giết ở sông Như Nguyệt là Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện chứ không phải là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Vì ở Tây Kết sau đó giết Toa Độ, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản cũng có tham gia và còn được ban thưởng sau khi đại thắng Mông Cổ lần thứ 2. Chưa kể trong Việt sử kỷ yếu trận đánh Mông cổ lần 3, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản còn được ghi lại rằng đã giúp Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chống đỡ trước cuộc tấn công của Ô Mã Nhi ở Vân Đồn. Trong trận Bạch Đằng sau đó, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản cũng đã góp công bắt tướng giặc Ô Mã Nhi.

Theo gia phả của hậu duệ Trần Ích Tắc là chú của Trần Quốc Toản ghi lại thì Trần Quốc Toản cùng vợ trở về Trung Quốc khởi binh khôi phục triều Tống.

Riêng gia phả của hậu duệ Trần Quốc Toản mang tên “Viêm phương Trần tộc Lưu phả” và mộ chí ở Trung Quốc vừa tìm thấy được có nói về người vợ Tống của ông là vị công chúa cuối đời Tống tên Triệu Ngọc Hoa. Trong gia phả và mộ chí này có nói rằng Trần Quốc Toản sống rất thọ và mất ở Tống chứ không phải chết trong trận đánh với quân Nguyên năm 1285.

Một cuốn sách khác là “Đông a di sự” có chi tiết về Trần Quốc Toản trong sự kiện của Đoàn Nhữ Hài tóm lược như sau:

Tháng tư niên hiệu Hưng Long thứ 7 (1299), nội cung nhà Trần phát hiện ra chuyện tình giữa quan Xử Mật Viện trong cung là Đoàn Nhữ Hài cùng cung nữ Giao Châu. Theo đó cả hai bị khép vào tội chết. Tuy nhiên nhờ có sự có mặt kịp thời của Huệ Túc Phu Nhân mà cung nữ Giao Châu được cứu. Còn Đoàn Nhữ Hài làm Xử Mật Viện là người của họ Đông A nên giao cho Thân Vương xử. Theo lệ nhà Trần thì các Thân Vương đều về ấp ở, mỗi tháng chỉ cần một vị ở triều đại diện cho các Thân Vương. Vị Thân Vương đại diện tháng 4 năm ấy lại chính là Trần Quốc Toản.

Tháng tư đến lượt Trấn bắc đại tướng quân Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Hầu kính cẩn thưa: “Thánh đức của Thái Tôn nhà ta nên giữ lấy. Thần xin tác hợp cho Đoàn tiên sinh và Giao Châu”.

Như vậy nếu theo “Đông A di sự” thì cho đến năm 1299, cách cuộc chiến chống quân Nguyên Mông cuối cùng (1287-1288) đã rất xa, Trần Quốc Toản vẫn còn sống.

Dữ liệu từ “Đông A di sự” rất quan trọng và có độ tin cậy rất cao vì quyển này là do Trần Triều Bình Chương Quốc Sư, Băng Hồ Tướng Công Trần Nguyên Đán chắp bút, bởi đây là cuốn sách do người trong dòng tộc nhà Trần ghi chép lại chân thực chi tiết tất cả những sự việc liên quan đến triều đại nhà Trần.

Qua các dữ kiện lịch sử nêu trên thì khả năng cao là Trần Quốc Toản sau đó đã cùng vợ sang Trung Quốc và chết ở đó. Một số sách sử vì muốn giữ danh tiếng nhà Trần nên thay vì ghi là Trần Quốc Toản cùng vợ sang Trung Quốc thì ghi rằng Trần Quốc Toản tử trận. Trong thời kì kháng Pháp và chống Mĩ , chính quyền đã sáng tác rất nhiều sử liệu, để xây dựng tượng đài những Anh hùng dân tộc, để khích lệ dân tộc ta anh dũng trong hai cuộc trường kì kháng chiến . Do đó nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tác và đưa vào sách giáo khoa câu chuyện Trần Quốc Toản với “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” để dạy văn cho trẻ em mà thôi.

Có lẽ đã đến lúc các nhà viết sử Việt Nam nên trả lại sự thật bí ẩn cái chết của Trần Quốc Toản và sự trung thực của của lịch sử để người Việt Nam có thể biết và hiểu về sử Việ một cách chính xác nhất

Leave A Reply

Your email address will not be published.