Bức ảnh “O Du Kích Nhỏ Giương Cao Súng” và câu chuyện về nó

0 1,910

Bài thơ : “O du kích nhỏ giương cao súng, thằng Mỹ lom khom bước cuối đầu” có lẽ quá quen thuộc với ai từng cắp sách đến trường. Hai người này là bà Nguyễn Thị Kim Lai và phi công Mỹ William Andrew Robinson

Nhân vật trong bức ảnh “O du kích nhỏ giương cao súng” là bà Nguyễn Thị Kim Lai sinh năm 1948 ở xã Phú Phong, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1965, bà Lai xin vào đội dân quân tự vệ của xã, tham gia trực chiến, đào hầm. Đây là giai đoạn ác liệt, các máy bay Mỹ thường xuyên oanh kích vùng Hà Tĩnh để chặn đường tiếp viện từ Bắc vào Nam

Sáng ngày 20 tháng 9 năm 1965, máy bay F-105 lại đến ném bom cầu Đà Lề (thuộc xã Lộc Yên, huyện Hương Khê), lực lượng phòng không của quân Giải Phóng bắn trả dữ dội, một chiếc F105 bị trúng đạn bốc cháy, viên phi công Mỹ nhảy dù trốn thoát. Không quân Mỹ điều 3 chiếc trực thăng HH-34 đến để cứu phi công nhưng tiếp tục bị bắn rơi 1 trực thăng. Quân Giải Phóng tổ chức truy lùng phi công công Mỹ và phát hiện viên phi công đang trốn trong bụi cây. Do lúc này có cả phóng viên Phan Thoan của báo Hà Nội và bà Nguyễn Thị Kim Lai là du kích nhỏ nhất nên các du kích để bà Lai áp giải phi công để phóng viên chụp hình. Bà Lai nhớ lại :

“Lúc ấy tôi cao 1,5m, nặng 37kg. William Andrew Robinson cao 2,2m, nặng 120kg. Trên đường về, nhà báo đã chụp lại khoảnh khắc này” 

Năm 1966, Hà Nội in tem thư với hình ảnh phi công Mỹ bị bắt để cổ vũ chiến đấu. Nhà thơ Tố Hữu từ đó đã cho ra bài thơ :

O du kích nhỏ giương cao súng 
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu 
Ra thế! To gan hơn béo bụng 
Anh hùng đâu cứ phải mày râu!

Bà Nguyễn Thị Kim Lai sau đó xin gia nhập quân đội rồi được cử đi học lớp y tá. Năm 1977, bà xuất ngũ về công tác cho Viện Đông y Hà Tĩnh và lập gia đình. Đến năm 1992, bà Lai nghỉ hưu theo chế độ, trở về gia đình chăm sóc con cháu.

Còn phi công Mỹ là ông William Andrew Robinson bị đưa ra Hà Nội, bị giam giữ tổng cộng 2.703 ngày, và mãi đến ngày 12 tháng 2 năm 1973 mới được thả về nước. Ông là tù binh bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ

Năm 1995, cố đạo diễn Lê Mạnh Thích của Xưởng phim Tài liệu và Khoa học T.Ư xây dựng ý tưởng làm bộ phim Cuộc hội ngộ sau 30 năm, do Hãng truyền hình NHK (Nhật Bản) tài trợ và đã liên lạc để 2 người có thể gặp nhau. Khi gặp nhau, William Andrew Robinson thẳng thắn cho biết, khi bà Lai và các du kích tiến về phía ông, ông đã định bắn nhưng nhìn bà lại nhớ đến em gái ông nên không bắn và đồng ý bị bắt. Ông nói :

“Nếu như hồi đó một trong hai người chĩa súng bắn về phía bên kia, tôi và bà sẽ không có ngày hôm nay”

Robinso cho bà Lai biết sau khi được thả, ông thất nghiệp 6 năm và hiện đang làm thợ sửa ô tô, vợ đầu của ông bị mất do bệnh ung thư và đang sống với bà vợ thứ 2. Ông rất muốn sang Việt Nam tìm bà Lai nhưng hoàn cảnh không cho phép cho đến khi được Hãng truyền hình NHK (Nhật Bản) tài trợ để 2 người gặp nhau. 

Leave A Reply

Your email address will not be published.