Trận thủy chiến sông Ngã Bảy – Thủy chiến Thất Kỳ Giang

0 1,044

Trận thủy chiến sông Ngã BảyThủy chiến Thất Kỳ Giang là trận đánh lớn giữa thủy quân của Nguyễn Ánh và thủy quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ chỉ huy năm 1782

Vị trí của trận thủy chiến sông Ngã BảyThủy chiến Thất Kỳ Giang nằm trên sông Thất Kỳ Giang (sông Ngã bảy), trên vùng hạ lưu sông Đồng Nai – Lòng Tàu tại cửa biển Cần Giờ diễn ra vào tháng 3 năm Nhâm Dần (1782)

Sau khi các vị chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Dương bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, các tôn thất họ Nguyễn bị tầm nã gắt gao, trong số này có Nguyễn Phúc Ánh sau này trở thành vua Gia Long.

Sau 1 thời gia bôn ba đào tẩu, cuối năm 1777, Nguyễn Ánh cùng với lực lượng ủng hộ mình gồm 1 số giáo sỹ phương Tây như Bá Đa Lộc, tàn quân họ Nguyễn cũ cũng như các lực lượng ứng nghĩa cần vương như Đông Sơn quân của Đỗ Thành Nhân, Lương Sơn Tá Quốc của Châu Văn Tiếp đã lần lượt tái chiếm vùng Nam Bộ từ tay quân Tây Sơn.

Chính vì thời buổi bấy giờ thiên hạ phân tranh, lòng người ly tán nên quân Nguyễn đã nhanh chóng dễ dàng đoạt lại thành Gia Định.

Năm 1778, Nguyễn Phúc Ánh được suy tôn làm Đại Nguyên soái Nhiếp quốc chính khi mới 17 tuổi.

Tây Sơn phái lực lượng vào tiễu trừ nhưng bị đẩy lùi. Lực lượng họ Nguyễn càng có cơ hội bám rễ trên đất miền Nam

Bên cạnh tái lập nền bảo hộ ở Chân Lạp rồi thiết lập liên minh hữu hảo với Xiêm La khi sau khi tướng Chất Tri a.k.a Rama I làm phản, hạ bệ vua Xiêm đang tại vị là Taksin thì Nguyễn Phúc Ánh cũng không quên thực hiện các chính sách đối nội, phát triển, xây dựng 1 hạm đội hùng mạnh để có thể đủ sức đương cự với quân Tây sơn.

Theo 1 số tài liệu thì Nguyễn Phúc Ánh đã cho đóng 50 chiến hạm đầu nhọn được gọi là Long Lâm Thuyền.

Bên cạnh đó thì Nguyễn Phúc Ánh cũng tiếp thu ý kiến làm thuyền có trang bị 2 bánh lái (1 loại dài dùng để đi biển trong khi bánh kia tròn dùng khi di chuyển trên sông).

Không những vậy , thuyền còn có gác sàn được che phên tre dùng để bảo vệ che chắn cho thủy binh trên thuyền…

Lực lượng Nguyễn Ánh tới mùa hè năm 1781 đã lên tới 30,000 người cùng với 80 thuyền đi biển, 3 thuyền chiến cỡ lớn cùng với sự giúp đỡ của vài chiến tàu Bồ Đào Nha.

Tuy nhiên, giữa lúc mọi việc đang suôn sẻ thì nội bộ Nguyễn Ánh xảy ra lục đục khi tháng 3 năm 1781, Nguyễn Phúc Ánh do bất mãn với việc chỉ huy quân Đông Sơn là Đỗ Thành Nhơn nắm quá nhiều quyền hành, đã theo kế thuộc hạ Tống Phước Thiêm, cho mời tới bàn chuyện và phục quân giết đi.

Quân Đông Sơn sau khi hay tin chủ soái bị giết đã tiến hành nổi loạn.

Không những vậy, thuộc hạ giám mục Bá Đa Lộc còn tiến hành chính biến, cướp quyền điều khiển của 1 trong các thuyền Bồ Đào Nha trong hạm đội quân Nguyễn và chuyển quyền điều khiển nó cho 1 cai cơ người Pháp là Manuel (Mạn Hòe)

Giữa lúc chính sự Nam Bộ đang lắm việc thì năm 1782, hạm đội Tây Sơn gồm vài trăm tàu Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ chỉ huy đã theo vượt biển từ Quy Nhơn vào Nam Bộ.

Đối phó lại động thái này, Nguyễn Phúc Ánh cho thuộc hạ là Tống Phước Thiêm đem phần lớn hạm đội ra dàn trận tại sông Ngã Bảy ở Cần Giờ trong khi tự mình lĩnh 1 phần còn lại để sẵn sàng tiếp ứng

Hạm đội quân Nguyễn theo nhiều nguồn gồm khoảng 400 tàu chiến, 70 thuyền đóng kiểu Trung Quốc do Tống Phước Thiêm chỉ huy cùng với sự yểm hộ từ khoảng 5 tàu chiến Tây Dương của người Pháp và Bồ Đào Nha do cai cơ Mạn Hòe dẫn dắt kéo ra dàn thế trận hàng ngang tại sông Ngã Bảy ở Cần Giờ để chặn đánh quân Tây Sơn.

Sông Ngã Bảy a.k.a Thất Kỳ Giang là đoạn hạ lưu của sông Lòng Tàu (phân lưu phía đông của sông Đồng Nai, bên cạnh sông Soài Rạp) đổ ra vịnh Gành Rái thuộc Cần Giờ, Vũng Tàu.

Sở dĩ tên gọi sông Ngã Bảy vì đây là nơi hợp lưu của 7 nhánh sông khác nhau ở hạ lưu sông Đồng Nai – Soài Rạp trước khi đổ ra biển và cũng chính là 1 cửa ải hiểm yếu, điểm yết hầu quan trọng mà các hạm đội từ biển Đông phải vượt qua nếu muốn ngược dòng lên Gia Định hoặc Cù lao Phố.

Trước việc hạm đội quân Nguyễn đã chiếm lĩnh trước thế địa lợi sân nhà, hạm đội Tây Sơn đã chờ đến khi có gió thuận chiều từ ngoài biển cũng như con nước triều cường đã tiến hành áp sát hạm đội quân họ Nguyễn và tấn công.

Trước hỏa lực cũng như sức chiến đấu mạnh mẽ của hạm đội Tây Sơn, hạm đội quân Nguyễn của Tống Phước Thiêm bị đánh tan tành.

Trong lúc ấy thì các chiến hạm Bồ Đào Nha và Pháp trong hạm đội họ Nguyễn khi thấy chiến cục bất lợi cũng vội tìm cách rút lui để lại chiến hạm kiểu Âu 10 khẩu pháo của Mạn Hòe cho binh thuyền Tây Sơn vây đánh phá hủy khiến Mạn Hòe tử trận.

Sau khi vượt qua được tiền quân của Tống Phước Thiêm, hạm đội Tây Sơn ngược dòng tiến đánh hạm đội tiếp ứng do Nguyễn Phúc Ánh chỉ huy tại khu vực Ngã ba Nhà Bè và đánh tan đội hậu viện buộc Nguyễn Phúc Ánh phải tháo chạy.

Sau khi bại binh ở Thất Kỳ Giang, Nguyễn Phúc Ánh phải lần lượt bôn tẩu về miền tây Nam Bộ rồi ra Hà Tiên, Phú Quốc.

Thuộc hạ Tống Phước Thiêm của Nguyễn Phúc Ánh còn bi đát hơn khi tuy sống sót chạy thoát khỏi trận chiến song sau đó bị quân Đông Sơn bắt giết để trả đũa cho việc bày kế thịt chủ soái Đỗ Thành Nhơn. (sau này khi chiến thắng Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn, vua Gia Long đã cho thu dụng, ban chức tước tập ấm cho con cháu công thần có công phò tá mình , bao gồm cả con Tống Phước Thiêm là Tống Phước Thạc nhưng cuối cùng Tống Phước Thạc quyết định trốn luôn chủ cũ của ông già)

Trong khi đó thì ở mặt trận trên bộ thì tình hình quân Tây Sơn không mấy thuận lợi ở Gia Định sau khi một trong những cận tướng kiêm em vợ của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc Tây Sơn là hộ giá Phạm Ngạn bị phục kích bắn chết tại khu vực nay là cầu Tham Lương khiến cho quân Tây Sơn mở cuộc tắm máu tàn sát người Hoa trong vùng Chợ Lớn do cho rằng lực lượng tàn quân người Hoa của Hòa Nghĩa quân do phản tướng Lý Tài thành lập lúc còn sống có liên đới.

Việc tắm máu này rất nhanh chóng đã để lại 1 hậu quả rất tai hại là người Hoa vùng Nam Bộ sau đó lại càng nghiêng sang Nguyễn Phúc Ánh và chỉ vài tháng sau khi quân Tây Sơn chiếm xong Gia Định và rút đi thì Nguyễn Phúc Ánh lại tập hợp lực lượng và tái chiếm Gia Định dẫn đến cuộc nam hạ vào năm sau (1783)

Leave A Reply

Your email address will not be published.